Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể, các mặt hàng đều được đề xuất giảm kịch khung thuế về mức sàn. Đó là xăng giảm 1.000 đồng/lít, từ 2.000 đồng/lít xuống 1.000 đồng/lít. Nhiên liệu bay giảm 500 đồng/lít, từ 1.500 đồng/lít xuống 1.000 đồng/lít.

Dầu diesel giảm 500 đồng/lít, từ 1.000 đồng/lít xuống 500 đồng/lít. Dầu mazut, dầu nhờn giảm 700 đồng/lít, từ 1.000 đồng/lít xuống 300 đồng/lít.

Mỡ nhờn giảm 700 đồng/lít, từ 1.000 đồng/kg xuống 300 đồng/kg. Dầu hỏa giữ mức 300 đồng/lít vì đây là mức sàn trong khung mức thuế.

Nếu được thông qua trong tháng 07/2022, hiệu lực thi hành của Nghị quyết sẽ từ 01/08/2022.

Bộ Tài chính cho biết, hiện nay các hoạt động kinh tế - xã hội đã chuyển về trạng thái như trước khi xảy ra dịch Covid-19. Do đó, dự kiến sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2022 tương đương như thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19.

Với lượng tiêu thụ này, nếu áp dụng chính sách giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như đề xuất nêu trên, Bộ Tài chính tính toán ước giảm thu ngân sách nhà nước bình quân (đã bao gồm cả phần giảm thuế giá trị gia tăng) khoảng 1.400 tỷ đồng/tháng.

Trường hợp Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01/08/2022, ước giảm thu ngân sách nhà nước (đã bao gồm cả phần giảm thuế giá trị gia tăng) là khoảng 7.000 tỷ đồng.

Nếu tính cả phần ước giảm thu ngân sách nhà nước theo Nghị quyết 18/2022/UBTVQH15 (khoảng 2.661 tỷ đồng/tháng) thì tổng giảm thu ngân sách nhà nước bình quân một tháng ước khoảng 4.061 tỷ đồng/tháng và cả năm là khoảng 20.305 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cho rằng, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu trong đời sống người dân và là đầu vào của nhiều ngành sản xuất, sự biến động giá xăng dầu sẽ tác động đến rất nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Do đó, việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng này sẽ hỗ trợ nền kinh tế và người dân khôi phục sản xuất sau dịch bệnh.

Trang Nguyễn