Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, tuổi nghỉ hưu của lao động đã được quy định từ năm 1960, tức là cách đây tới gần 60 năm. Theo đó, lao động nam nghỉ hưu ở tuổi 55 và lao động nữ nghỉ hưu ở tuổi 55. Khi đó, tuổi hưu bình quân của người lao động chỉ trên 40 tuổi.

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, tới năm 2035, số người bước vào tuổi lao động là hơn 1,5 triệu và tuổi hưu là 1,3 triệu người. “Như vậy có thể thấy rằng, tới năm 2035, cả nước chỉ có thêm 200.000 người bước vào độ tuổi lao động và chỉ bằng 1/5 số người nghỉ hưu. Đây là dấu hiệu rõ ràng của sự già hoá dân số và thiếu hụt lực lượng lao động” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề xuất tăng tuổi hưu - Hình 1

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, về việc chọn năm 2021 là thời điểm điều chỉnh tuổi hưu. Đây là mốc để cân đối sao cho người lao động nữ khi bắt đầu hưởng chính sách hưu mới sẽ từ năm 2026 với tuổi hưu là 56 tuổi. “Đó cũng chính thức là thời điểm dân số VN bắt đầu bước vào giai đoạn già hoá dân số”.

Lộ trình điều chỉnh tuổi hưu ban đầu được đưa ra với 2 phương án. Theo Bộ LĐ-TB&XH, kinh nghiệm của các chuyên gia quốc tế cho thấy, việc tăng tuổi hưu nên chọn theo phương án 1, tức là tăng dần mỗi năm 3 tháng, tính từ năm 2021.

Với lao động đặc thù, đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho biết, người lao động ở ngành đặc biệt có thể nghỉ hưu sớm hơn hoặc muộn hơn mức trung bình 5 tuổi. Việc thực hiện này vẫn đang được áp dụng với những lao động có tính đặc thù.

Đồng thời, từ nay tới năm 2021, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục nghiên cứu và trình đề xuất việc điều chỉnh tới một số nhóm đối tượng theo tinh thần như Khoản 3, Điều 181 của Luật Lao động.

Khánh Chi (T/h)