Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thừa nhận phát triển hạ tầng giao thông chưa đồng bộ

Phát triển hạ tầng giao thông chưa đồng bộ giữa các vùng miền; giữa các loại hình đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không…

BOT còn nhiều bất cập, hạn chế

Sáng nay (4/6), Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã đăng đàn trả lời chất vấn Quốc hội. Mở đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể thừa nhận việc phát triển hạ tầng giao thông chưa đồng bộ giữa các vùng miền. Đồng thời, sự phát triển chưa đồng bộ giữa các loại hình đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không…

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thừa nhận phát triển hạ tầng giao thông chưa đồng bộ - Hình 1

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể 

Người đứng đầu Bộ GTVT cũng khẳng định chủ trương phát triển BOT là đúng khi ngân sách hạn chế, nợ công tăng cao. Tuy nhiên, ông Thể thừa nhận vấn đề BOT còn nhiều bất cập, hạn chế.

Bộ trưởng cũng cho biết đang cùng với nhiều bộ, ngành rà soát và trình Chính phủ đổi tên “trạm thu giá BOT” với một tên mới, nhưng phù hợp với quy định pháp luật. Người đứng đầu ngành giao thông cũng cảm ơn dư luận xã hội, đại biểu Quốc hội quan tâm và khẳng định trong thời gian sớm nhất sẽ báo cáo Chính phủ phù hợp với thực tiễn.

Ông Thể cũng thay mặt các cán bộ và nguyên cán bộ ngành giao thông nói: “Chúng tôi thành thật xin nhận trách nhiệm trước Đảng, nhân dân. Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước để hoàn thiện hạ tầng giao thông tốt hơn trong thời gian tới”.

Về phát biểu của ngành giao thông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá bộ trưởng Thể đã rất thẳng thắn. Tuy nhiên, về tên gọi trạm BOT, Chủ tịch Quốc hội cho rằng Bộ GTVT không cần báo cáo Chính phủ mà bộ tự quyết được bằng cách quay lại tên gọi “trạm thu phí BOT”.

Mất cân đối trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tần

Hiện nay, mạng lưới đường bộ nước ta có khoảng 274.045 km (khoảng 831 km đường cao tốc; 23.862 km đường quốc lộ; 10.900 km đường đô thị; 28.911 km đường tỉnh; 203.107 km đường huyện, xã; 6.434 km đường chuyên dùng).

Về đường sắt, hiện đang khai thác 3.160 km (2.532 km đường chính tuyến; 514 km ga; 114 km đường nhánh), chưa có đường sắt tốc độ cao.

Về hàng hải: hiện đang khai thác 32 cảng biển (ngoài ra còn có 13 cảng dầu khí ngoài khơi), với tổng công suất thiết kế khoảng 500 đến 550 triệu tấn hàng/năm; có 48 tuyến luồng hàng hải vào cảng quốc gia (943,7 km) và 12 tuyến luồng vào cảng chuyên dùng.

Về đường thủy nội địa, hiện đang quản lý khai thác khoảng 17.232 km (trung ương quản lý khoảng 7.072 km; địa phương quản lý 10.160 km).

Về hàng không, hiện đang khai thác dân dụng 21 cảng hàng không (8 cảng hàng không quốc tế; 13 cảng hàng không nội địa) với tổng công suất phục vụ của các cảng khoảng 77,75 triệu hành khách/năm và 1,01 triệu tấn hàng hóa/năm.

Triển khai thực hiện chủ trương, định hướng của Đảng, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông thời gian qua đã được quan tâm đầu tư. Nhiều công trình giao thông lớn, hiện đại như: các tuyến đường bộ cao tốc; mở rộng quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên; các cảng biển: Quảng Ninh (khu bến Cái Lân), Hải Phòng (khu bến Lạch Huyện), cảng Đà Nẵng (khu bến Tiên Sa), thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu (khu bến Cái Mép - Thị Vải), Cần thơ…, Luồng cho tàu có trọng tải lớn vào sông Hậu; các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Cam Ranh... đã và đang từng bước đầu tư xây dựng, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước, tạo lập được sự kết nối giữa các vùng miền trong cả nước và với quốc tế.

Giao thông đô thị từng bước được cải tạo, nâng cấp và mở rộng, đặc biệt tại các đô thị lớn. Nhiều công trình hạ tầng giao thông được tập trung đầu tư nâng cấp, trong đó có một số dự án trọng điểm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như: cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Thịnh, đường vành đai III Hà Nội, hầm Kim Liên, đại lộ Thăng Long, đại lộ Đông Tây, hầm Thủ Thiêm…; một số dự án đường sắt đô thị như thành phố Hà Nội - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội, Bến Thành - Suối Tiên…

So với năm 2005, kết cấu hạ tầng đường bộ (chỉ tính tới cấp tỉnh) tăng từ 39.646 km (khoảng 16.761 km quốc lộ; 22.885 km đường tỉnh) lên 64.504 km (khoảng 831 km đường cao tốc, 23.862 km quốc lộ; 10.900 km đường đô thị; 28.911 km đường  tỉnh), kết cấu hạ tầng đường sắt tăng từ 2.600 km khai thác lên 3.160 km, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa tăng từ 15.436 km quản lý khai thác lên 17.232 km, công suất khai thác hệ thống cảng biển tăng từ khoảng 32,5 triệu tấn hàng/năm lên khoảng từ 500 đến 550 triệu tấn hàng/năm, công suất khai thác hệ thống cảng hàng không tăng từ khoảng 18 triệu khách/năm lên 77,75 triệu hành khách/năm.

Tuy nhiên, nhìn chung, đến nay hệ thống hạ tầng giao thông nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển để tiến tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, còn mất cân đối trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hệ thống đường bộ cao tốc mới bước đầu hình thành; hệ thống đường sắt đã lạc hậu, chưa đầu tư được đường sắt tốc độ cao; dịch vụ hỗ trợ sau cảng biển (khu hậu cần cảng) chưa được đầu tư tương xứng; một số cảng hàng không đã xảy ra quá tải; kết nối giữa các lĩnh vực giao thông chưa đáp ứng, gây áp lực cao trong vận tải hàng hóa lên hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ... Do khó khăn về kinh phí, hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu cũng chưa được duy tu, bảo dưỡng kịp thời làm hạn chế năng lực khai thác. Những bất cập trên đã và đang làm giảm vị thế đi trước mở đường của ngành giao thông vận tải trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Đắk Lắk tiêu hủy gần 2,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc
Đắk Lắk tiêu hủy gần 2,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa tiến hành tiêu hủy gần 2,5 tấn thực phẩm bẩn và dầu ăn đã qua sử dụng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt gần 2,87 tỷ USD, tăng 3,5%
Kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt gần 2,87 tỷ USD, tăng 3,5%

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh thể hiện: Quý I/2024, kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt gần 2,87 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ.

Công an Hà Tĩnh bắt đối tượng cướp tiệm vàng sau hơn 3 giờ gây án
Công an Hà Tĩnh bắt đối tượng cướp tiệm vàng sau hơn 3 giờ gây án

Sáng ngày 18/4, thông tin từ phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị này vừa phối hợp với Đội Cảnh sát hình sự Công an TP. Hà Tĩnh, Công an huyện Can Lộc kịp thời bắt giữ đối tượng Nguyễn Minh Toàn thủ phạm gây ra vụ cướp tiệm vàng tại Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc vào đêm 17/4.

Standard Chartered huy động đầu tư vào các hệ thống năng lượng tiên tiến
Standard Chartered huy động đầu tư vào các hệ thống năng lượng tiên tiến

USAID sẽ hợp tác với Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam nhằm thúc đẩy tiếp cận tài chính cho khu vực tư nhân để phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến của Việt Nam.

Venezuela mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhất là nông nghiệp với Việt Nam
Venezuela mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhất là nông nghiệp với Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao Venezuela Tatiana Pugh Moreno khẳng định: Venezuela "rất trân trọng hình ảnh, sự nghiệp và di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh"; hình ảnh của Bác Hồ là biểu tượng gợi nhớ đến dân tộc Việt Nam rất anh hùng, gan dạ.

Cảnh báo tình trạng xưng danh cảnh sát giao thông thông báo phạt nguội để lừa đảo
Cảnh báo tình trạng xưng danh cảnh sát giao thông thông báo phạt nguội để lừa đảo

Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các thủ đoạn gọi điện lừa đảo và thông báo phạt nguội giao thông, tránh mắc bẫy của những đối tượng xấu.