Theo thông tin báo chí, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết sẽ cho phá sản đổi với những doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.

Qua đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng nêu rõ: Quy định của Luật Quản lý nợ công, theo đó nợ nước ngoài của quốc gia gồm nợ nước ngoài Chính phủ, các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp.

Bộ trưởng Tài chính: Doanh nghiệp nhà nước sẽ cho phá sản nếu không trả được nợ - Hình 1

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết sẽ cho phá sản đối với những doanh nghiệp không có khả năng trả nợ

Đồng thời, ngân hàng nhà nước đã được cơ cấu lại theo hướng giảm dần tỷ trọng từ ,60% năm 2011 xuống còn khoảng 40% cuối năm 2018; tỷ lệ nợ nước ngoài của Chính phủ giảm từ mức 24% GDP vào cuối năm 2011 xuống còn 21% GDP giai đoạn 2018.

Chính phủ cũng đã hạn chế cấp bảo lãnh cho các dự án mới. Cụ thể, dư nợ được Chính phủ bảo lãnh giảm từ mức 10,9% GDP năm 2015 xuống còn 8,7% GDP năm 2018; trong đó bảo lãnh nước ngoài giảm từ mức 5,9% GDP vào cuối năm 2015 xuống còn khoảng 5% GDP vào cuối năm 2018.

Cũng theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP là do nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây (năm 2016 tăng 25,7% so với 2015; 2017 tăng hơn 39% so với 2016).

Nghị quyết của Quốc hội đã quy định không dùng ngân sách để tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và các khoản nợ của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ thì thực hiện phá sản theo quy định pháp luật.

Đề xuất giải pháp kiểm soát chặt chẽ các khoản vay này, đảm bảo nợ quốc gia trong phạm vi cho phép. Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước quản lý các khoản nợ tự vay, tự trả của doanh nghiệp.

Ngọc Linh