Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

BQL Khu KTCK Đồng Đăng (Lạng Sơn): 10 năm - một chặng đường phát triển

Trải qua 10 năm hoạt động và phát triển (14/10/2008 - 14/10/2018), với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị - sự đoàn kết, trách nhiệm cao của ban lãnh đạo cùng tập thể CBNV, đến nay Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) đã đạt được những thành tựu quan trọng; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện..., tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp.

BQL Khu KTCK Đồng Đăng (Lạng Sơn): 10 năm - một chặng đường phát triển - Hình 1

Phối cảnh khu trung tâm Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị thuộc Khu KTCK Đồng Đăng

“Mũi nhọn” phát triển kinh tế

Khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) Đồng Đăng  được thành lập theo Quyết định số 138/2008/QĐ-TTg ngày 14/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Khu KTCK có diện tích 394 km2 với 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu quốc tế đường bộ Hữu Nghị, cửa khẩu quốc tế đường sắt ga Đồng Đăng), 3 cửa khẩu phụ (Tân Thanh, Cốc Nam, Pò Nhùng) - cửa ngõ quan trọng nối thị trường Trung Quốc với ASEAN trong hợp tác Khu thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Hợp tác Tiểu vùng Mê kông mở rộng (GMS).

Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã xác định, phát triển Khu kinh tế Đồng Đăng trở thành khu kinh tế động lực trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh trong giai đoạn hội nhập toàn diện của Việt Nam và là một trong 9 Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của cả nước.

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều chủ trương, nghị quyết, cơ chế, chính sách về phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng. Theo đó, địa phương luôn xác định việc phát triển kinh tế cửa khẩu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo, điều hành.

Quá trình xây dựng và phát triển Khu KTCK đã tác động tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, thu ngân sách tăng dần qua các năm, kết cấu hạ tầng Khu KTCK nói riêng và các khu vực cửa khẩu biên giới nói chung từng bước được cải thiện.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong Khu KTCK giai đoạn 2008 - 2017 liên tục ở mức cao so với tốc độ tăng chung của tỉnh, bình quân hàng năm đạt 11,3%/năm (toàn tỉnh 8,5%/năm). Tổng sản phẩm trên địa bàn Khu kinh tế năm 2017 (theo giá hiện hành) đạt khoảng 13.740 tỷ đồng (chiếm 49,6% của cả tỉnh). Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 22,1 triệu đồng (năm 2008) lên 78,5 triệu đồng (năm 2017).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, dịch vụ tăng nhanh, ngành công nghiệp và nông nghiệp giảm dần; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 53,5% (năm 2008) lên 63,8% (năm 2017), công nghiệp - xây dựng giảm từ 36,8% xuống 31,6%, ngành nông nghiệp giảm từ 9,7% xuống còn 4,6%.

Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp trong Khu KTCK năm 2017 theo giá hiện hành đạt 2.580 tỷ đồng (chiếm khoảng 38,4% tổng giá trị ngành công nghiệp của cả tỉnh), gấp 2,5 lần so với năm 2008, trong đó các loại sản phẩm chủ yếu là: Điện thương phẩm, máy bơm nước, động cơ điện, đá các loại, nước máy, gạch các loại, bột đá mài, xi măng, chì thỏi,... Trong Khu KTCK hiện có Cụm công nghiệp địa phương số 2 với 15 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Các cụm công nghiệp Quảng Lạc, Hợp Thành 1, Hợp Thành 2 đang triển khai lập quy hoạch, hoàn thiện các thủ tục thành lập Cụm công nghiệp, lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật và huy động các dự án đầu tư.

Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp trong Khu kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 660 tỷ đồng (chiếm 6,9% giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp của cả tỉnh), gấp 1,4 lần so với năm 2008. Các loại cây trồng chủ yếu là rau các loại, ngô, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày…

Từ năm 2013 đến nay, các khu vực cửa khẩu, các khu chức năng đã được lập và điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng, đã hoàn thành lập 11 đồ án quy hoạch, trong đó 4 đồ án quy hoạch các cửa khẩu thuộc phạm vi Khu KTCK, 2 đồ án quy hoạch các khu chức năng và 5 đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các cửa khẩu ngoài Khu KTCK.

Đến nay, hầu hết các khu vực cửa khẩu, các khu chức năng trong Khu KTCK đã được lập quy hoạch tiết xây dựng, nhiều khu vực đã được điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp yêu cầu phát triển...

BQL Khu KTCK Đồng Đăng (Lạng Sơn): 10 năm - một chặng đường phát triển - Hình 2

Cửa khẩu Hữu Nghị - Khu KTCK Đồng Đăng (Lạng Sơn)

Chính sách - môi trường đầu tư thông thoáng

Giai đoạn năm 2013-2017 tỉnh Lạng Sơn đã ban hành các cơ chế chính sách mới, như: Thành lập Quỹ đầu tư phát triển cho vay không có tài sản bảo đảm; bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng để thực hiện các dự án phát triển KT-XH giai đoạn 2016 - 2020; thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ban hành quy định về mức thu, cơ quan tổ chức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu trên địa bàn...

Tại chương trình Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, có 281 doanh nghiệp được các ngân hàng trên địa bàn cam kết cho vay mới với tổng số tiền cam kết đạt 2.811 tỷ đồng (bằng 401,5% so với năm 2014); thực hiện cơ cấu lại nợ đối với 27 doanh nghiệp, với tổng dư nợ là 1.016 tỷ đồng; giảm lãi vay cho 155 khách hàng doanh nghiệp, dư nợ được giảm lãi suất là 1.606 tỷ đồng; Đối với hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh, hoạt động nhằm mục tiêu cấp, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng; Đối với Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, có 10 đơn vị xây dựng dự án vay vốn với tổng số vốn cho vay đạt 3 tỷ đồng.

Công tác cải cách hành chính được lãnh đạo tỉnh quan tâm, tập trung chỉ đạo; đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính ở nhiều cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức. Chủ động rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân; đã triển khai nâng cấp phần mềm một cửa liên thông điện tử tại các cơ quan, đơn vị, tạo thuận lợi trong công tác quản lý hồ sơ, tiếp nhận và trả kết quả cho người dân và doanh nghiệp; cập nhật kịp thời những thủ tục đã được phê duyệt lên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và công khai trên trang tin điện tử của cơ quan chuyên môn.

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu; triển khai áp dụng phần mềm quản lý phương tiện vận chuyển hàng hóa và thu phí tại 4 cửa khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh, Cốc Nam, Chi Ma và thời gian tới tiếp tục thực hiện tại các cửa khẩu: Nà Nưa, Na Hình, Bình Nghi.

Triển khai thủ tục cấp thị thực điện tử (e-visa) cho người nước ngoài xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị; ứng dụng Công nghệ thông tin, thực hiện “Hải quan điện tử” trong quy trình hiện đại hóa thủ tục hải quan, minh bạch hóa thủ tục để người dân dễ hiểu và doanh nghiệp dễ thực hiện trong hoạt động xuất nhập khẩu. Từ đó, góp phần giảm đáng kể thời gian thực hiện thủ tục thông quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh.

Hoạt động thu hút đầu tư đã đạt những kết quả tích cực: Từ tháng 5/2009, đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng.

Giai đoạn năm 2008 - 2017, đã quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 91 dự án với tổng vốn đăng ký 14.596 tỷ đồng. Luỹ kế đến nay trên địa bàn Khu kinh tế có 110 dự án trong nước còn hiệu lực (bằng 30,7% cả tỉnh) với tổng vốn đăng ký đạt 13.334 tỷ đồng (bằng 36,6% và 16 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 186 triệu USD (chiếm 57,1% số dự án và 75,9% tổng vốn so với tỉnh).

Hằng năm, có đến 2.600 doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong cả nước tham gia xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh. Năm 2017, trên địa bàn Khu kinh tế có gần 1.600 doanh nghiệp đăng ký hoạt động (chiếm 58,5% tổng số doanh nghiệp của cả tỉnh) với tổng vốn đăng ký trên 11 nghìn tỷ đồng (chiếm 62,1%).

Từ năm 2009 - 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Khu kinh tế ước đạt hơn 26.000 triệu USD (chiếm 81% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả tỉnh). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu qua địa bàn là ô tô, linh kiện ôtô, máy móc, hóa chất, hoa quả tươi; Hàng xuất khẩu chủ yếu là hoa quả, tinh bột sắn, thuỷ hải sản... Hàng địa phương xuất khẩu chủ yếu là hoa hồi, nhựa thông, thạch đen, xi măng, clinker, gỗ dăm, ván bóc.

Trưởng ban Khu KTCK Đồng Đăng (Lạng Sơn), Phan Hồng Tiến cho biết: Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, Khu KTCK Đồng Đăng đã đạt được những kết quả quan trọng. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các lực lượng quản lý cửa khẩu ngày càng hiệu quả, bảo đảm giữ gìn an ninh trật tự, cảnh quan môi trường. Quan hệ đối ngoại được tăng cường, mở rộng, xây dựng khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với nước bạn Trung Quốc.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển, khang trang và đồng bộ hơn; môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện; nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai thực hiện; công tác cải cách hành chính đạt được tiến bộ mới, các thủ tục hành chính tại cơ quan chức năng và nhất là các cơ quan tại các cửa khẩu được quan tâm thực hiện thuận lợi, nhanh chóng hơn, giảm bớt phiền hà, thời gian cho tổ chức, cá nhân.

Hoạt động kinh doanh bến, bãi đỗ xe tại các khu vực cửa khẩu đã có chuyển biến rõ rệt, theo đúng quy định của pháp luật. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, quản lý xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh được tăng cường.

Khu KTCK tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu GDP của toàn tỉnh; thu ngân sách giai đoạn 2009 - 2018 ước đạt 40.000 tỷ đồng (bằng 90% số thu toàn tỉnh), góp phần quan trọng cho phát triển và tăng trưởng kinh tế chung của toàn tỉnh; tác động tích cực đến sự phát triển của các vùng khác, góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân.

Đó chính là động lực, mục tiêu để địa phương xây dựng và phát triển Khu KTCK Lạng Sơn từng bước trở thành khu thương mại, dịch vụ năng động, tạo cơ chế, chính sách thuận lợi để thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ...

Ngày 12/10 tới đây, BQL Khu KTCK Đồng Đăng trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm xây dựng và phát triển (14/10/2008 - 14/10/2018).

 Nguyễn Kiên - Đặng Sinh

Bài liên quan

Tin mới

Quỹ VinFuture khởi động chuỗi sự kiện kết nối InnovaConnect 2024
Quỹ VinFuture khởi động chuỗi sự kiện kết nối InnovaConnect 2024

Hà Nội – Ngày 16/4/2024: Quỹ VinFuture chính thức công bố bắt đầu khởi động chuỗi sự kiện kết nối khoa học công nghệ InnovaConnect năm 2024. Mục tiêu là nhằm tăng cường giao lưu học thuật, trao đổi chuyên môn và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học uy tín thế giới với các Viện – Trường hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực khoa học - công nghệ.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”
Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới” (Chỉ thị số 38).

Bắc Giang: Nắm bắt cơ hội để phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn
Bắc Giang: Nắm bắt cơ hội để phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

Ngày 16/4, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo với chủ đề: “Thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh”.

Điều kiện xây dựng công trình trên đất trồng lúa phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp
Điều kiện xây dựng công trình trên đất trồng lúa phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất điều kiện, tiêu chí xây dựng công trình trên đất trồng lúa phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Tổng giám đốc mới của BIDV MetLife là ai ?
Tổng giám đốc mới của BIDV MetLife là ai ?

Bà Elena Butarova sẽ chính thức đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ BIDV MetLife, phụ trách tổng thể về tầm nhìn, chiến lược phát triển và vận hành cho tất cả các hoạt động kinh doanh của BIDV MetLife.

Đề xuất quy định về sử dụng phương tiện phát hiện vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường
Đề xuất quy định về sử dụng phương tiện phát hiện vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường

Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định quy trình quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong Công an nhân dân và dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống ma túy và phòng, chống tác hại của rượu, bia.