Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đưa ra tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 tổ chức chiều 29/10 tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, ngay từ khi triển khai Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương có sắp xếp, bố trí nguồn lực tài chính khi cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện cải cách tiền lương.

Bộ Tài chính: Cần 60.000 tỷ đồng tăng lương cơ sở từ 1/7/2023
Bộ Tài chính: Cần 60.000 tỷ đồng tăng lương cơ sở từ 01/07/2023

Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng nhu cầu kinh phí phát sinh, bao gồm: Lương hưu, đối tượng do ngân sách đảm bảo, người có công, đối tượng gắn với lương cơ sở, phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ y tế cơ sở và y tế dự phòng, chúng ta cần khoảng 60.000 tỷ đồng cho chính sách này khi Quốc hội phê duyệt.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Đức Chi, từ khi triển khai các nhiệm vụ kể trên, đến hết năm 2021, nguồn lực ngân sách địa phương để phục vụ cải cách tiền lương đạt trên 290.000 tỷ đồng, còn Trung ương là 43.000 tỷ đồng.

“Căn cứ vào điều kiện thực tế về tài chính và ngân sách nhà nước và căn cứ vào yêu cầu cấp thiết về việc tăng lương cơ sở, Chính phủ đã trình Quốc hội tăng lương cơ sở ở mức 20,8% từ 01/07/2023”, ông Chi cho hay.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng nhu cầu kinh phí phát sinh bao gồm cả lương hưu, đối tượng do ngân sách đảm bảo, người có công, các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở… sẽ cần khoảng 60.000 tỷ đồng cho chính sách này khi Quốc hội phê duyệt.

Với nguồn lực hiện có, chúng ta hoàn toàn chủ động trong quyết sách tăng lương cơ sở khi cấp có thẩm quyền thông qua.

Thiên Trường