Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp thực sự trở thành “chỗ dựa” của người lao động

Hơn lúc nào hết, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đang phát huy hiệu quả, giá trị to lớn với người lao động trong thời gian gặp khó khăn, mất việc làm vì dịch bệnh Covid-19. Với những khoản hỗ trợ, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, BHTN đã tạo điều kiện, góp phần giúp hàng trăm nghìn người vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Gần 13.000 tỷ đồng được chi trả

Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề, lĩnh vực, đặc biệt là du lịch, vận tải, bán lẻ, ngoại thương, đầu tư và cả tài chính - ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, thu hẹp các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là trong các ngành dệt may và da giày, ngành nông sản, dịch vụ du lịch và bán lẻ… dẫn đến nhiều người lao động bị mất việc làm.

Theo báo cáo của Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), trong 3 tháng đầu năm 2020, trong quý I/2020, toàn quốc, tổng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp là 132.320 người, tăng 10% so quý I/2019. Tổng chi ba tháng đầu năm từ Quỹ BHTN cho các chế độ BHTN là 2.744 tỷ đồng, trong đó chi riêng cho trợ cấp thất nghiệp là 2.590 tỷ đồng, với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bình quân là 3,7 triệu đồng/người/tháng... Chỉ riêng tháng 3/2020 (tháng cao điểm do ảnh hưởng của đại dịch), cả nước đã có 59.276 người hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 31% so cùng kỳ năm 2019.

Báo cáo của BHXH Việt Nam cũng cho thấy, trong quý I/2020, số người tham gia BHTN đã giảm 149.000 người so thời điểm cuối năm 2019. Và tính đến cuối tháng 4, cả nước đã có hơn 380.000 người thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm. Trong đó, số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lên tới gần 200.000 người; số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 181.382 và hơn 6.500 người thất nghiệp có quyết định hỗ trợ học nghề.

Những con số này tiếp tục gia tăng trong những tháng tiếp theo. Số liệu của Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), tính đến hết tháng 6/2020, toàn quốc số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp đã là 565.000 người (tăng 32% so với cùng kỳ năm 2019). Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp gần 7.000 tỉ đồng, tăng gần 40% so với năm 2019.

Số liệu gần nhất, theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến hết ngày 31/10/2020, toàn quốc đã giải quyết chế độ BHTN cho 881.895 người với số tiền chi trả 12.988 tỷ đồng, tăng 26,9% so với cùng kỳ 2019. Những con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng hàng ngày do tác động tiêu cực, sâu rộng của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động.

Trong bối cảnh đó, BHTN đã thật sự trở thành “chỗ dựa” của cả triệu người lao động, giúp họ có nguồn tài chính vượt qua giai đoạn khó khăn, duy trì cuộc sống; giúp người sử dụng lao động không bị áp lực về tài chính, vì không phải chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động và giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, vì không phải cấp một khoản kinh phí cũng như thời gian để xây dựng chính sách, trình tự, thủ tục để tổ chức thực hiện hỗ trợ cho đối tượng này.

Phát huy hơn nữa vai trò tích cực 

Trong đại dịch Covid-19 hiện nay, Báo cáo của Tổng cục thống kê từng đưa ra con số 31,8 triệu người bị ảnh hưởng việc làm từ đại dịch ở Việt Nam. Đó là những người cần đến sự hỗ trợ của chính sách BHTN. Tuy nhiên, dù có sự tăng trưởng nhanh qua các năm nhưng tính đến tháng 10 năm 2020, toàn quốc số người tham gia BHTN mới có 13,03 triệu người tham gia BHTN. Con số này còn thấp so với lực lượng lao động trong độ tuổi ở nước ta, do đó cần phải tiếp tục thực hiện các giải pháp để tăng diện bao phủ, để BHTN có thể hỗ trợ được thêm nhiều người lao động hơn nữa.

Đơn cử, ngành du lịch đang chịu sự tác động rất lớn của đại dịch Covid-19, ước tính du lịch Việt Nam thất thu tới 23 tỷ USD, ảnh hưởng đến việc làm của 870.000 lao động. Tuy nhiên, lao động trong lĩnh vực này, hiện chủ yếu theo hình thức hợp đồng đại lý, không thuộc đối tượng tham gia BHTN nên không đủ điều kiện nhận được sự hỗ trợ từ chính sách. Đó là “khoảng trống” cần được “lấp đầy” trong tương lai của chính sách BHTN, nhất là với những ngành nghề người lao động dễ bị tổn thưởng do dịch bệnh, thiên tai.

Việc tăng diện bao phủ cũng giúp Quỹ BHTN thêm nguồn lực để chia sẻ, hỗ trợ tốt hơn cho người lao động. Nhìn vào những con số người hưởng, số chi BHTN trong 10 tháng năm 2020, dễ dàng nhận thấy nguồn lực quỹ BHTN tưởng dồi dào nhưng đứng trước những biến động lớn của thị trường lao động cũng đối mặt không ít thách thức. Tính đến hết 31/10/2020, tổng số thu BHTN toàn quốc đạt 15.129 tỷ đồng nhưng số chi đã lên tới gần 13.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 90% số thu). Trong khi đó, theo các chuyên gia, tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội lâu dài. Số người hưởng BHTN vẫn còn tăng cho thấy những nguy cơ về mất cấn đối thu chi quỹ BHTN trong ngắn và trung hạn.

Theo Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), thời gian tới, để phát huy vai trò tích cực hơn nữa của chính sách BHTN, bên cạnh việc tăng diện bao phủ cũng cần có giải pháp sử dụng hiệu quả Quỹ BHTN.

Cụ thể, bên cạnh việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, cần tăng chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ thu thập thông tin thị trường lao động, khai thác vị trí việc làm trống để đẩy mạnh tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho người lao động. Về lâu dài, cần hoàn thiện chính sách BHTN theo hướng mở rộng diện bao phủ tham gia, nhất là với lao động trong khu vực phi chính thức. Cùng với đó, bổ sung các biện pháp hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động trong suốt quá trình tham gia BHTN. Mở rộng các trường hợp bất khả kháng để được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Bổ sung trường hợp người lao động được nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề không phải nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH cũng đang xây dựng đề án "Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách BHTN". Ðề án hướng tới hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện, hỗ trợ đầy đủ các chế độ BHTN để chính sách BHTN thật sự trở thành công cụ quản trị thị trường lao động. Cùng với đó, chú trọng phát triển năng lực thực hiện BHTN; xây dựng hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm đồng bộ, hiện đại, phục vụ công tác BHTN, đáp ứng sự phát triển của thị trường lao động.

Với tư cách là cơ quan thực hiện chính sách BHTN, BHXH Việt Nam đã kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền tăng cường giám sát việc thực hiện các chế độ BHTN nhằm đưa người lao động thất nghiệp sớm quay trở lại thị trường lao động, đánh giá lại công tác dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động bị thất nghiệp trở lại thị trường lao động (cả về mặt chính sách cũng như hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện chính sách dạy nghề, hệ thống tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động bị thất nghiệp hiện nay).

Từ đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách về hỗ trợ học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động. Mở rộng điều kiện hỗ trợ để người sử dụng lao động dễ tiếp cận hơn với chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Bổ sung thêm các khoản hỗ trợ khác ngoài hỗ trợ học nghề. Đổi mới, nâng cao chất lượng của các trung tâm dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm; gắn công tác dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, thị trường lao động.

 PV

Bài liên quan

Tin mới

Khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc
Khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc

Trước đây, đường ống Power of Siberia 1 (POS1) đã được xây dựng, nhưng hiện nay, Nga cần bổ sung đường ống thứ hai, thậm chí còn lớn hơn đường ống trước, được gọi là Power of Siberia 2 (POS2). Các cuộc đàm phán đã diễn ra trong nhiều năm nhưng giờ sẽ tăng tốc và có khả năng sớm đạt được thỏa thuận chính thức.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo khoa học “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - những giá trị bền vững và bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”.

Trí tuệ nhân tạo (AI) bứt phá trong doanh nghiệp: Chìa khóa đột phá cho thời đại số
Trí tuệ nhân tạo (AI) bứt phá trong doanh nghiệp: Chìa khóa đột phá cho thời đại số

Mới đây, tại thành phố Hồ Chí Minh, khóa đào tạo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong doanh nghiệp" đã được Viện Khoa học Công nghệ và Phát triển Doanh nghiệp (ISTBD), Hội đồng DN Tiên Phong Việt Nam tổ chức tại Trung tâm hội nghị Kalina, thu hút đông đảo sự quan tâm của giới doanh nhân và cán bộ văn phòng khu vực phía Nam.

4 tháng đầu năm Cục QLTT Bắc Giang xử lý 211 vụ vi phạm
4 tháng đầu năm Cục QLTT Bắc Giang xử lý 211 vụ vi phạm

4 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã tổ chức kiểm tra được 307 vụ và xử lý 211 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tiền bán hàng hóa tịch thu, trị giá hàng hóa tiêu hủy hơn 2.6 tỷ đồng.

Tổng thống Mỹ ký ban hành luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine
Tổng thống Mỹ ký ban hành luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine

Nguồn ngân sách mới cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ nhanh chóng công bố gói viện trợ mới trị giá 1 tỷ USD dành cho Ukraine - bao gồm xe bọc thép, đạn cho các hệ thống phòng không, pháo binh, chống tăng...

Cục Thuế Hà Nội tăng cường kiểm tra người nộp thuế có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử
Cục Thuế Hà Nội tăng cường kiểm tra người nộp thuế có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử

Thông tin từ Cục Thuế Hà Nội cho biết, đơn vị đang tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, nhưng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, hay chưa đăng ký, kê khai, nộp thuế theo đúng quy định.