Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên gia: 'Chi 150 tỷ đồng lấy nước sông Hồng làm sạch Tô Lịch khác nào trò chơi'

Theo chuyên gia, việc lấy nước sông Hồng làm sạch sông Tô Lịch có thể làm được nhưng không mang tính chất khoa học và căn cơ, giải pháp chỉ như một trò chơi.

Về đề xuất chi 150 tỷ đồng lấy nước sông Hồng làm sạch hồ Tây và sông Tô Lịch, theo Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội Võ Tiến Hùng, nếu được TP chấp thuận, công ty sẽ phối hợp với các đơn vị xây dựng hệ thống trạm bơm công suất 156.000 m3/h, dẫn nước từ sông Hồng qua hệ thống cống ngầm vào hồ Tây. Khi hồ Tây sạch thì dẫn nước từ hồ qua 2 cửa xả vào sông Tô Lịch để thau rửa, làm sạch nguồn nước ô nhiễm của sông.

Ông Hùng lý giải, việc phải bổ cập nước hồ Tây vào sông Tô Lịch giải quyết cho vấn đề hồ Tây vào mùa khô nước cạn kiệt, gây ra ô nhiễm. Việc bổ cập nước cho hồ Tây là rất cần thiết. Nguồn nước từ nước mặt sông Hồng dễ xử lý và tiết kiệm chi phí.

Chuyên gia: 'Chi 150 tỷ đồng lấy nước sông Hồng làm sạch Tô Lịch khác nào trò chơi' - Hình 1

Hà Nội định chi 150 tỷ lấy nước sông Hồng làm sạch sông Tô Lịch. (Ảnh: VNN)

Ông cho biết, trước đây, có đề xuất lấy nước sông Nhuệ làm sạch sông Tô Lịch, tuy nhiên phương án này chỉ giúp cải thiện môi trường của sông mà không điều tiết được mực nước hồ Tây nên không tối ưu.

Lãnh đạo công ty nêu, hiện nay, không bổ cập thì nước thải vẫn thường xuyên chảy xuống hạ lưu. Hà Nội đã làm việc với các tỉnh yêu cầu đóng cửa đập, dùng bơm để hạn chế tối đa nước thải đưa xuống Hà Nam qua sông Nhuệ.

“Bổ cập nước đương nhiên nước thải được pha loãng, đỡ hơn không được pha loãng", ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, hiện nay TP đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và hệ thống tách nước thải ra khỏi dòng sông Tô Lịch. Khi hệ thống xử lý nước thải này hoàn thành, tình trạng ô nhiễm ở sông Tô Lịch sẽ được giải quyết.

Tốn kém

GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi bày tỏ đồng tình với giải pháp được Công ty thoát nước Hà Nội đưa ra.

Theo ông, hiện nay, tất cả các ý kiến đều có một điểm chung cho rằng, phải có nước sông cho vào sông Tô Lịch để giảm bớt ô nhiễm. Với nguồn nước hồ Tây thì không đủ vì nó chỉ được xả khi nước hồ dâng cao.

Ông đưa ra lưu ý, sông Hồng là sông cổ, luôn luôn biến đổi dòng nên dễ bị bồi lấp hoặc xói lở, vì vậy vị trí chọn xây dựng trạm bơm cần ổn định, ít bị thay đổi, tránh việc xây dựng chỉ khoảng 3 năm lại phải thay đổi thì rất tốn chi phí.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Thuỷ lợi chia sẻ, còn nhiều ý kiến băn khoăn, nếu chỉ lấy nước sông Hồng vào thì sẽ đẩy ô nhiễm xuống sông Nhuệ, từ sông Nhuệ ra sông Đáy rồi trở lại chính sông Hồng.

Để giải quyết vấn đề trên, theo GS Hồng, trước tiên, phải nạo vét sông Tô Lịch và Hà Nội phải tìm một khu nào đó để chôn lấp số bùn đó, vì bùn này không phải chất độc hay phóng xạ nên không quá lo ngại. Sau khi nạo vét bùn thì mới cho nước vào sông Tô Lịch. Tất cả các họng ống xả phải được xử lý, nối về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá hoặc có thể xử lý nước thải tại chỗ.

PGS.TS Trần Hồng Côn, giảng viên khoa Hóa, trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì cho rằng, giải pháp này có thể làm được nhưng không mang tính chất khoa học và căn cơ.

“Tôi không muốn ủng hộ, cũng không thích giải pháp này. Tôi muốn giải pháp triệt để và căn cơ hơn chứ không thể hôm nay thế này, hôm sau thế kia, tốn tiền thuế của dân”, ông Côn nêu quan điểm.

Ông Côn đồng tình với nhiều ý kiến cho rằng phương án này chỉ giống như pha loãng nước thải tại vị trí đó và đẩy chất thải xuống hạ lưu.“Tất cả giải pháp đó như một trò chơi”, ông Côn nói.

Hiến kế làm sạch sông Tô Lịch, PGS.TS Trần Hồng Côn cho rằng, thứ nhất là không xả nước thải vào sông nữa; thứ hai là phải giữ mực nước sông từ 1-1,5m thì lúc đó nó tự làm sạch.

Đồng thời nguồn nước thải ra sông có độ ô nhiễm không vượt quá ngưỡng tự làm sạch của con sông thì tự nhiên sông sẽ sống lại. Khi đó nó có thể trở thành đường giao thông, thành nơi ngắm cảnh.

Theo Vietnamnet

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.

Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà
Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà

Đến 17h ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập, ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.

Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng
Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng

Tại Phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển.

Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra đột xuất Công ty TNHH MTV Thương Nhung, tổ dân phố Minh Phượng, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng và phát hiện một số vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky cho biết: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mỗi năm, Chính phủ Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện tại, có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nga, 70% trong số này đi theo diện học bổng của chính phủ 2 nước.

Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?
Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?

Theo Bộ Giao thông vận tải, tiêu chuẩn quốc gia phương tiện giao thông đường bộ - ô tô quy định việc phân loại ô tô theo mục đích sử dụng đối với ô tô chở người, ô tô chở hàng, ô tô chuyên dùng, ô tô kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo và ô tô chưa hoàn thiện.