Cụ thể, cổ phiếu SCD hiện đang thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát do căn cứ BCTC soát xét 6 tháng năm 2023 lỗ lũy kế 119,77 tỷ đồng và vốn điều lệ thực góp là 85 tỷ đồng. Đồng thời, cổ phiếu SCD cũng thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát do lợi nhuận sau thuế năm 2021 là âm 35,59 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế năm 2022 là âm 48,68 tỷ đồng.
Ngày 22/1 vừa qua, HOSE đã thực hiện công bố thông tin ra thị trường BCTC quý IV/2023 của Nước giải khát Chương Dương với lợi nhuận sau thuế năm 2023 là âm 119,25 tỷ đồng và lỗ lũy kế là âm 200,95 tỷ đồng.
Như vậy, với kết quả kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tiếp nên HOSE lưu ý về việc cổ phiếu SCD có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm 2 khoản 1 Điều 102 Nghị định 155.
HOSE cũng đã lưu ý về việc cổ phiếu APC bị hủy niêm yết bắt buộc với lý do tương tự. Cụ thể, hiện cổ phiếu APC đang thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát do lợi nhuận sau thuế năm 2022 là âm 9 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế năm 2021 là âm 1,59 tỷ đồng căn cứ vào BCTC năm 2022 và năm 2021.
Mới đây ngày 19/1, HOSE đã nhận được BCTC quý IV/2023 của Chiếu xạ An Phú với lợi nhuận sau thuế cả năm 2023 tiếp tục ghi nhận âm 35,6 tỷ đồng.
Ngay sau khi HOSE có những cảnh báo trên (vào ngày 22/1), thì cặp đôi cổ phiếu SCD và APC đã có phiên giao dịch đột biến ngày 23/1. Đóng cửa phiên giao dịch này, cổ phiếu APC tăng gần hết biên độ là 6,52% lên mức 9.480 đồng/CP, thanh khoản 52.900 đồng/CP, gấp gần 10 lần trung bình thanh khoản 10 phiên trước.
Trong khi đó, SCD cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng 6%, đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/1 sát mức giá trần 15.900 đồng/CP.
Hà Trần(t/h)