Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Còn đó những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Theo bảng sếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, 10 tỉnh nghèo nhất ở Việt Nam lần lượt là: Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Quảng Nam, Sóc trăng, Điện Biên, Kon Tum, Bình Thuận, Hà Nam, Quảng Bình…

Bài 5: Quảng Nam - khát vọng vươn lên thoát nghèo

Quảng Nam tuy có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch, nhưng vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Hơn 70.000 hộ nghèo còn cần chính sách hỗ trợ…

Miền núi phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo

Tại Quảng Nam, công tác xóa đói giảm nghèo vùng miền núi ngày càng đạt được những kết quả tích cực, đáng mừng, nhất là kết quả thực hiện theo QĐ số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và NQ số 12-NQ/TU ngày 20/7/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam.

Theo đó, để triển khai hiệu quả QĐ số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (giai đoạn I từ năm 2021 – 2025), NQ số 12-NQ/TU ngày 20/7/2021 của Tỉnh ủy về phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Tỉnh ủy Quảng Nam, tại Quảng Nam đã cụ thể hóa và triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời các nội dung nói trên cùng với những chính sách quan trọng khác.

Cụ thể, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đã ban hành những văn bản chỉ đạo UBND tỉnh phân công trách nhiệm cụ thể cho sở, ban, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, theo dõi việc triển khai thực hiện các đề án, cơ chế, chính sách, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Nghị quyết đã đề ra.

Từ đó, các sở, ban, ngành đã xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện NQ 12-NQ/TU và QĐ số 1719/QĐ-TTg, tích cực tham mưu thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của UBND tỉnh. UBND các huyện miền núi chú trọng tập trung triển khai thực hiện, xây dựng và ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương; đồng thời, phối hợp với MTTQ Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội vận động, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân ở địa phương. Đến nay, các nhiệm vụ triển khai có hiệu quả, đạt một số kết quả nhất định.

Tại huyện miền núi Tây Giang, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Lượm cho biết, địa phương đã xác định được lĩnh vực kinh tế chủ lực, dựa trên lợi thế vốn có của huyện, đó là đẩy mạnh phát triển cây dược liệu như: ba kích, đảng sâm cùng một số loài dược liệu quý trên địa bàn, đồng thời phát triển mạnh kinh tế vườn, kinh tế trang trại gắn với chế biến, liên kết quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, nâng dần giá trị các sản phẩm đặc trưng của huyện.

Thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam hướng đến đô thị thông minh (Ảnh: T.D)

Qua triển khai nghị quyết của HĐND huyện về 2 lĩnh vực này, hầu hết người dân 10/10 xã đã tập trung cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mới, phát triển chăn nuôi; một số mô hình đã mang lại thu nhập ổn định, điển hình số hộ, mô hình như: Mô hình cam Gari, thôn pứt của hộ Poolong Côi, diện tích 10.000 m2; mô hình Đảng sâm, thôn Achoong, xã Ch'ơm của hộ Alăng Nhên, diện tích 10.000 m2; mô hình Ba kích, thôn Voong, xã Tr'hy của hộ Poolong Thái, diện tích 20.000 m2. Mô hình chăn nuôi heo cỏ địa phương thôn Tr'lee, xã Atiêng của hộ Alăng Nho, quy mô trên 50 con...

Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Lượm cho biết:

“Cùng với phát triển của các hộ dân, UBND huyện Tây Giang đã giao Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện hỗ trợ, hướng dẫn cho nhân dân các vườn mẫu về cây ăn trái, cây dược liệu với tổng kinh phí được duyệt trong 2 năm 2022 - 2023 là hơn 3,6 tỷ đồng.

Trong đó, ngân sách huyện hỗ trợ hơn 1,7 tỷ, Nhân dân đối ứng là hơn 1,9 tỷ đồng, hỗ trợ 13 vườn mẫu, trong đó 9 vườn cây ăn quả, 4 vườn dược liệu, kết quả ban đầu khá tốt, đây cũng chính là các mô hình để nhân rộng ra các hộ khác trên địa bàn”.

Tại huyện Phước Sơn, sau thời gian trồng và chăm sóc, hơn 300 gốc chanh không hạt của gia đình ông Phạm Hoàng Lực ở thôn 2, xã Phước Chánh đã bắt đầu cho trái. Đây chính là sự thành công ban đầu của mô hình trồng chanh không hạt được hỗ trợ từ chương trình kết nghĩa của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam và các đơn vị phối hợp với xã Phước Chánh.

Ông Lực cho hay:

“Gia đình không chỉ được hỗ trợ giống cây, mà từ khi thực hiện thí điểm mô hình này gia đình tôi luôn nhận được sự hướng dẫn về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc cây trồng từ các đơn vị kết nghĩa. Qua hơn 1 năm, vườn chanh bắt đầu ra trái. Mô hình cây chanh không hạt này, chúng tôi nhận thấy khả năng sinh trưởng tốt, rất phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương. Hy vọng đây sẽ là giống cây mới giúp người dân mở hướng thoát nghèo”.

Chủ tịch UBND xã Phước Chánh, Hồ Văn Huy cho biết, ngoài mô hình trồng chanh không hạt, nhiều năm qua, thông qua hoạt động kết nghĩa, Ban Dân tộc tỉnh cùng các đơn vị phối hợp còn hỗ trợ người dân địa phương phát triển chăn nuôi heo đen, bò sinh sản, cùng một số mô hình phát triển kinh tế mới. Nhiều mô hình đang cho kết quả khá khả quan nên địa phương kỳ vọng sẽ tạo ra giá trị kinh tế thực sự giúp người dân có thêm nhu nhập, từng bước giảm nghèo bền vững.

Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc – Quảng Nam (Ảnh: PHƯƠNG THẢO)

tỉnh Quảng Nam cũng đã phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến 2030 với tổng diện tích khoảng 64.000 ha, trong đó diện tích đã trồng gần 2.500 ha; diện tích quy hoạch trồng mới hơn 61.000 ha. Như việc UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo di thực cây sâm Ngọc Linh về 5 huyện miền núi (Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và Phước Sơn) để trồng thử nghiệm.

Nhằm nhân rộng các mô hình trồng dược liệu đạt hiệu quả, ngành chức năng của tỉnh đang tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ KH-KT, tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây dược liệu cho người dân.

 Đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo

Tỉnh Quảng Nam đã tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các dự án trong Chương trình MTTQ giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo.

Trên cơ sở văn bản chính sách của Trung ương, Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 4/5/2021 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -  2025. Các sở, ngành đã ban hành nhiều văn bản tổ chức thực hiện, đảm bảo kịp thời, đúng nhiệm vụ được phân công. Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành NQ số 14/2022/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống cho một số đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đang hưởng chính sách người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hộ nghèo trên địa bàn tỉnh; Thành lập BCĐ các chương trình MTQG tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục kiện toàn Văn phòng Chương trình hỗ trợ giảm nghèo tỉnh.

Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đã triển khai các dự án Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH tại 6 huyện nghèo; phân bổ vốn sự nghiệp cho các huyện nghèo để duy tu và bảo dưỡng các công trình phục vụ dân sinh, sản xuất, thiết yếu.

Du lịch Quảng Nam

Thực hiện dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, tỉnh đã phân bổ kinh phí cho các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện. Theo đó, tỉnh đã phân bổ 12.231,254 triệu đồng cho sở NN&PTNT và UBND các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện Tiểu dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, phân bổ kinh phí cho sở, ngành, đơn vị của tỉnh, các cơ sở GDNN và UBND các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện Tiểu dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn. Hiện nay, hầu hết các địa phương đã xây dựng kế hoạch và đang tổ chức triển khai, giải ngân nguồn vốn thực hiện.

Triển khai Đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh đã đăng ký 2 huyện nghèo: huyện Phước Sơn và Bắc Trà My tham gia Đề án. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn UBND huyện Phước Sơn và Bắc Trà My xây dựng kế hoạch thực hiện. Dự kiến tổng kinh phí từ nguồn ngân sách hỗ trợ thực hiện kế hoạch hỗ trợ huyện nghèo Phước Sơn và huyện nghèo Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 là 1.285.190 triệu đồng (ngân sách trung ương: 187.480 triệu đồng, ngân sách địa phương: 95.696 triệu đồng, vốn lồng ghép: 1.002.015 triệu đồng).

Quảng Nam cũng tập trung hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua phân bổ hơn 1,4 tỷ đồng cho sở LĐ-TB&XH và UBND các huyện nghèo để triển khai thực hiện. Hỗ trợ việc làm bền vững với kinh phí hơn 4,1 tỷ đồng. Xây dựng Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đẩy mạnh công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực thực hiện Chương trình giảm nghèo. Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo, chính sách hỗ trợ cán bộ giảm nghèo cấp xã theo Nghị quyết của HĐND tỉnh... Thực hiện các chính sách giảm nghèo chung của quốc gia như chính sách tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, y tế, giáo dục, nhà ở, trợ giúp pháp lý…

Nhìn chung, theo đánh giá việc phân bổ vốn thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được thực hiện theo đúng nguyên tắc tiêu chí và định mức quy định. Trong tổ chức thực hiện ở địa phương, hầu hết cấp huyện và cấp xã đều chủ động xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch với các giải pháp phù hợp, giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách giảm nghèo, khuyến khích thoát nghèo bền vững. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm, đạt và vượt mục tiêu đề ra hằng năm.

Du lịch Quảng Nam

Để nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo trong thời gian tới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Tiếp tục hoàn thiện, thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Nghiên cứu thực trạng nghèo của tỉnh để xây dựng các Đề án trình HĐND tỉnh xem xét, ban hành các Nghị quyết chuyên đề về giảm nghèo bền vững...

Tháo gỡ vướng mắc, phát huy hiệu quả nguồn vốn

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên tại Quảng Nam vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Việc giải ngân nguồn vốn này còn nhiều vướng mắc; đời sống của người đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thu nhập chưa ổn định, khó có khả năng tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. Theo chuẩn nghèo đa chiều, hiện tỷ lệ hộ nghèo của Quảng Nam vẫn còn cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương phân bổ theo dự toán ngân sách hằng năm, không phân bổ vốn cho cả giai đoạn 2021-2025 cho nên khó khăn cho địa phương trong việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch trung hạn 2021-2025 thực hiện chương trình, nhất là các nội dung, nhiệm vụ của các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Anh Tuấn cho biết, để bảo đảm an sinh xã hội, giúp hộ nghèo, cận nghèo vùng dân tộc thiểu số yên tâm phát triển sản xuất, sắp tới, Quảng Nam tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó, chú trọng việc lồng ghép các chương trình, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận được nguồn vốn vay, các dịch vụ xã hội cơ bản...

Và để Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được triển khai thực hiện thuận lợi, đạt mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, tỉnh kiến nghị Trung ương sớm thông qua nghị quyết quy định một số cơ chế đặc thù, thí điểm để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Khách du lịch TP. Hội An – Quảng Nam

Trong đó, xem xét thay đổi cơ chế giao dự toán kinh phí sự nghiệp theo hướng Trung ương giao tổng vốn sự nghiệp thực hiện chương trình cho các địa phương và phân cấp cho địa phương quyết định việc phân bổ cụ thể theo các dự án, tiểu dự án thành phần để tạo sự chủ động, linh hoạt, phù hợp điều kiện thực tiễn tại địa phương; góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện, giải ngân vốn mà vẫn bảo đảm các nhiệm vụ, đạt được mục tiêu của chương trình.

Mặt khác cần sớm ban hành chính sách trợ cấp hằng tháng cho người nghèo trong hộ nghèo không có khả năng lao động, nhất là hộ nghèo chính sách người có công với cách mạng theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; đồng thời, tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác theo tinh thần Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư; quan tâm xem xét, bố trí đủ vốn sự nghiệp ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam để hỗ trợ nhà ở cho 8.179 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo để có nhà ở an toàn, ổn định.

Thực tế cho thấy, người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn các xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã thoát khỏi tình trạng khó khăn, đặc biệt khó khăn thì các chính sách hỗ trợ hầu như không còn được thụ hưởng, nhất là các chính sách về y tế và giáo dục. Hiện, đời sống của người đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Nam còn nhiều khó khăn, thu nhập chưa ổn định, khó có khả năng tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là về y tế và giáo dục.

Do vậy, tỉnh đề nghị Trung ương xem xét, thực hiện chính sách y tế, giáo dục đối với tất cả người dân tộc thiểu số (không phân biệt nghèo hay không nghèo; địa bàn thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn) để bảo đảm an sinh xã hội, giúp hộ dân tộc thiểu số yên tâm phát triển sản xuất, xóa bỏ tình trạng “xin nghèo” hoặc không muốn thoát nghèo do mất chính sách.

Hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Quảng Nam luôn chú trọng đến Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết về công tác này.

Quảng Nam đã lồng ghép, gắn kết chặt chẽ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững với thực hiện các chương trình MTQG khác và chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững. Bước đầu, tỉnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận; tỷ lệ giảm nghèo đạt và vượt mục tiêu đề ra hằng năm.

Trong đó, NQ số 02-NQ/TU ngày 27/4/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và NQ số 06-NQ/TU ngày 4/5/2021 về tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2025 - đã được UBND tỉnh cụ thể hóa bằng các kế hoạch để triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả cao.

Tổ chức dạy nghề cho thanhn niên

Phó chủ tịch UBND Trần Anh Tuấn cho biết, trong giai đoạn 2021 - 2023, Quảng Nam triển khai thực hiện tốt chính sách giảm nghèo chung của quốc gia, như:

Chính sách tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, y tế, giáo dục, nhà ở, trợ giúp pháp lý...;

Tổ chức đưa 2.513 lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài; cấp miễn phí 157.785 thẻ BHYT cho người nghèo, với kinh phí hơn 111,5 tỷ đồng;

Cấp miễn phí thẻ BHYT cho hơn 272.000 người dân tộc thiểu số, người dân sinh sống ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo, với kinh phí hơn 202 tỷ đồng; hỗ trợ đóng BHYT cho 30.271 người cận nghèo, kinh phí 20,8 tỷ đồng; cấp 44.476 thẻ BHYT cho đối tượng thoát nghèo, thoát cận nghèo, kinh phí gần 30 tỷ đồng;

Thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng cho 296.150 đối tượng bảo trợ xã hội, với kinh phí 1.924 tỷ đồng; hỗ trợ 42.422 hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, kinh phí 181 tỷ đồng và cấp thẻ BHYT cho 226.760 đối tượng bảo trợ xã hội, với kinh phí 173 tỷ đồng.

Cùng với đó, từ năm 2021 - 2023, UBND tỉnh phân bổ 352 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh cho các địa phương để tiếp tục thực hiện chi trả kịp thời các chính sách khuyến khích cho hộ thoát nghèo bền vững được công nhận từ năm 2017 đến 2021, bao gồm hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo diện hộ gia đình (ba năm liên tục sau khi được công nhận thoát nghèo bền vững) và hỗ trợ về giáo dục.

Quảng Nam còn dành 2,040 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh cho các địa phương để chi hỗ trợ hằng tháng đối với 196 người được phân công theo dõi, thực hiện công tác giảm nghèo và gần 200 cộng tác viên giảm nghèo cấp xã theo quy định; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống cho một số đối tượng thuộc hộ nghèo đang hưởng chính sách người có công cách mạng và bảo trợ xã hội theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Từ năm 2021 - 2023, các địa phương đã chi trả kịp thời chính sách hỗ trợ cho 21.028 đối tượng, với kinh phí 72,884 tỷ đồng.

Hoạt động sản xuất – kinh doanh tại doanh nghiệp

Đáng nói, chính sách trợ cấp hằng tháng cho người có hoàn cảnh khó khăn, được HĐND tỉnh bổ sung vào nhóm đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội. Trong 2 năm (2022 và 2023), toàn tỉnh đã giải quyết trợ cấp xã hội hằng tháng cho 11.346 đối tượng, với kinh phí 34,4 tỷ đồng; mua thẻ BHYT cho 6.509 lượt đối tượng, với kinh phí 3,8 tỷ đồng và hỗ trợ chi phí mai táng cho 506 đối tượng, kinh phí 3,6 tỷ đồng. Qua đó, đã giúp nhiều đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nhất là người mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em dưới ba tuổi thuộc hộ nghèo, người cao tuổi từ đủ 60 - 80 tuổi nghèo vượt qua khó khăn, cải thiện cuộc sống, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của tỉnh.

Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Nam, Lê Hùng Lam cho biết, giai đoạn 2021 - 2023, nguồn vốn tín dụng chính sách đã bao phủ, đầu tư đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại tất cả xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh.

Đến nay, đã có 113.945 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng CSXH; tạo việc làm cho hơn 26.500 lao động, hỗ trợ 168 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài; giúp 4.812 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn phục vụ học tập; xây dựng, cải tạo 46.992 công trình nước sạch vệ sinh; 1.023 ngôi nhà xã hội theo NĐ số 100/2015/NĐ-CP, nhất là cho vay đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất đối với người lao động do dịch Covid-19, với số tiền 1,730 tỷ đồng.

Nhu cầu xóa nhà tạm của người dân ở các huyện miền núi Quảng Nam còn rất cao

Thông qua việc thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, các chính sách giảm nghèo của Trung ương và của tỉnh đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 7,59% (33.127 hộ nghèo) năm 2021 xuống còn 5,57% (24.669 hộ nghèo); năm 2023, bình quân mỗi năm giảm 1,01% (tương ứng giảm 4.229 hộ nghèo).

Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ năm 2023, số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh cuối năm 2023 còn 24.669 hộ, tỷ lệ 5,57% (giảm 4.477 hộ nghèo), tương ứng tỷ lệ giảm 1,06% so số hộ nghèo cuối năm 2022, đạt 149,2% so kế hoạch đề ra…

Dưới đây là danh sách các đơn vị hành chính Việt Nam theo Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến năm 2022

(https://thuvienphapluat.vn/):

:

STT

Tên tỉnh, thành phố

Tổng GRDP
(tỉ VNĐ)

Tổng GRDP
(tỉ USD)

1

Thành phố Hồ Chí Minh

1.479.227

63,65

2

Thủ đô Hà Nội

1.196.004

51,39

3

Bình Dương

459.041

19,28

4

Đồng Nai

434.990

18,35

5

Bà Rịa – Vũng Tàu

390.293

16,79

6

Hải Phòng

365.585

15,97

7

Quảng Ninh

269.244

11,55

8

Thanh Hóa

252.672

10,91

9

Bắc Ninh

243.032

11,11

10

Nghệ An

175.586,80

8,01

11

Hải Dương

169.179

7,36

12

Long An

156.357

6,74

13

Bắc Giang

155.876

6,68

14

Vĩnh Phúc

153.121

6,62

15

Thái Nguyên

142.950

6,43

16

Hưng Yên

131.997

5,72

17

Đà Nẵng

125.219

5,42

18

Quảng Ngãi

121.342,17

5,29

19

Quảng Nam

116.374

5,06

20

Kiên Giang

116.042

5,05

21

Tiền Giang

112.462,20

5,02

22

Thái Bình

110.723

4,8

23

Đắk Lắk

108.178

4,68

24

Cần Thơ

107.695

4,65

25

Gia Lai

107.052

4,54

26

Bình Định

106.349

4,61

27

Lâm Đồng

103.500

4,45

28

An Giang

102.720

4,68

29

Tây Ninh

102.059,70

4,4

30

Đồng Tháp

100.172

4,36

31

Bình Thuận

97.137,90

4,17

32

Khánh Hòa

96.441

4,2

33

Nam Định

91.965,60

4

34

Hà Tĩnh

91.910,65

4,12

35

Phú Thọ

89.398

3,83

36

Bình Phước

86.910

3,76

37

Ninh Bình

81.775

3,52

38

Hà Nam

76.403

3,53

39

Cà Mau

73.529

3,19

40

Trà Vinh

72.441

3,14

41

Vĩnh Long

71.861,80

3,08

42

Lào Cai

67.960

2,96

43

Thừa Thiên Huế

66.348

2,85

44

Sóc Trăng

65.709

2,83

45

Sơn La

64.508

2,78

46

Bến Tre

63.586

2,74

47

Hoà Bình

56.640

2,48

48

Bạc Liêu

55.633

2,39

49

Phú Yên

50.496

2,18

50

Quảng Bình

50.007,10

2,16

51

Hậu Giang

48.062,50

2,07

52

Ninh Thuận

46.491,60

1,98

53

Tuyên Quang

41.712,60

1,79

54

Lạng Sơn

41.487

1,75

55

Quảng Trị

40.823

1,76

56

Yên Bái

40.212

1,73

57

Đắk Nông

39.939

1,72

58

Hà Giang

30.571

1,31

59

Kon Tum

30.413

1,31

60

Điện Biên

25.238

1,09

61

Lai Châu

23.389,15

1,03

62

Cao Bằng

21.635

0,94

63

Bắc Kạn

15.014

0,65

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh:

“Chúng ta phải quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn các huyện miền núi, phù hợp với tình hình thực tế; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KT-XH, kêu gọi đầu tư, nhất là lĩnh vực giao thông, nhằm tạo điều kiện đi lại thuận lợi giữa các vùng, miền trên địa bàn tỉnh.

Các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư Khu cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Đắc Tà Oọc. Việc phát triển kinh tế cửa khẩu - tạo động lực mới cho phát triển KT-XHmiền núi, đưa khu vực này thành trung tâm thương mại quốc tế, kết nối liên vùng theo trục hành lang kinh tế Đông - Tây giữa các nước Thái Lan - Lào và Việt Nam, đặc biệt là các KCN, khu kinh tế, cảng biển ở Chu Lai và Đà Nẵng”.

Bài sau:Hà Giang tạo bước đột phá, giảm nghèo bền vững

Hương Thủy 

Bài liên quan

Tin mới

Khánh thành Dự án nâng cấp đường giao thông nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Bắc Sơn
Khánh thành Dự án nâng cấp đường giao thông nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Bắc Sơn

Vừa qua, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện An Dương (TP. Hải Phòng) phối hợp với UBND xã Bắc Sơn tổ chức lễ khánh thành Dự án Nâng cấp đường giao thông thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Bắc Sơn.

Khánh thành Dự án nâng cấp đường giao thông thực hiện xây dựng xã NTM kiểu mẫu tại xã Tân Tiến
Khánh thành Dự án nâng cấp đường giao thông thực hiện xây dựng xã NTM kiểu mẫu tại xã Tân Tiến

Vừa qua, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện An Dương (TP. Hải Phòng) phối hợp với UBND xã Tân Tiến long trọng tổ chức Lễ Khánh thành Dự án nâng cấp đường giao thông thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Tân Tiến.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang, tỉnh Quảng Nam giảm 52%
Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang, tỉnh Quảng Nam giảm 52%

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang tỉnh Quảng Nam chỉ đạt hơn 14 triệu USD, giảm 52% so với cùng kỳ năm 2022.

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/5
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/5

Một số thông tin cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/5, trích trong báo cáo phân tích một số cổ phiếu của các công ty chứng khoán.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu

Thủ tướng nhấn mạnh: Tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu; năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu; phân cấp, phân quyền một số lĩnh vực còn vướng mắc; một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, vai trò người đứng đầu có lúc, có nơi chưa được phát huy...

Apple và Samsung hợp tác phát triển smartphone màn hình gập
Apple và Samsung hợp tác phát triển smartphone màn hình gập

Theo nguồn tin từ WCCF Tech, Samsung Display - gã khổng lồ trên thị trường màn hình điện thoại - đã chính thức ký hợp đồng hợp tác với Apple để phát triển mẫu iPhone gập.