Cơ sở 42 Bạch Đằng
Qua đó, UBND TP. Đà Nẵng giao Sở Văn hóa và Thể thao làm chủ đầu tư; BQL dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị điều hành dự án và Trung tâm Tư vấn kỹ thuật xây dựng (Sở Xây dựng) là đơn vị tổ chức thi tuyển với thời gian tổ chức là 4 tháng.
Phương án xây dựng Bảo tàng TP. Đà Nẵng thực hiện trên cơ sở nghiên cứu sử dụng cơ sở vật chất tại các khu đất 42-44 Bạch Đằng và 31 Trần Phú để cải tạo làm Bảo tàng lịch sử thành phố với tổng diện tích 8.686 m2 . Về ranh giới sử dụng đất, phía bắc giáp đường Quang Trung; phía nam giáp Thư viện Khoa học tổng hợp; phía tây giáp đường Trần Phú và phía đông giáp đường Bạch Đằng.
Du khách vào tham quan Bảo tàng Lịch sử Đà Nẵng hiện nằm trong khuôn viên Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải
Bảo tàng Đà Nẵng định hướng nâng cấp thành một bảo tàng có quy mô lớn, mang giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc gắn với tính hiện đại, tương xứng với tầm vóc của một đô thị lớn, một trung tâm kinh tế của miền Trung, cửa ngõ giao thương quan trọng của đất nước.
Cụm công trình số 42 Bạch Đằng phải được tháo dỡ toàn bộ tường rào tạo khu vực và đề xuất các không gian trưng bày ngoài trời kết nối với quảng trường xung quanh Thành Điện Hải, kết nối Thư viện Khoa học tổng hợp và cảnh quan bờ Tây sông Hàn. Tư vấn thiết kế kiến trúc cảnh quan lưu ý có giải pháp đậu, đỗ xe và dừng đón, trả cho khách tham quan và nội bộ đơn vị quản lý bảo tàng.
Hoàng Gia Bảo