Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, cơ sở bị phạt 61 triệu đồng

Với hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu và không rõ nguồn gốc xuất xứ, một cơ sở kinh doanh trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vừa bị xử phạt 61 triệu đồng.

Theo đó, thông qua công tác theo dõi, nắm tình hình hoạt động kinh doanh hàng hóa trên nền tảng Facebook, vừa qua Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường  (QLTT) số 1 thuộc Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk tiến hành kiểm tra một cơ sở kinh doanh trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Buôn Ma Thuột.

Kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu và không rõ nguồn gốc xuất xứ một cơ sở bị xử phạt
Lực lượng chức năng kiểm tra kho hàng. Ảnh Cục QLTT Đắk Lắk.

Kết quả kiểm tra cho thấy cơ sở này hoạt động dưới hình thức là hộ kinh doanh nhưng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Ngoài ra, Đoàn kiểm tra còn phát hiện cơ sở đang kinh doanh 2.219 sản phẩm mỹ phẩm có sai phạm, bao gồm mỹ phẩm nhập lậu và mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Làm việc với cơ quan chức năng, chủ cơ sở kinh doanh khai nhận toàn bộ số hàng hoá nêu trên được mua trôi nổi trên thị trường để bán kiếm lời thông qua nền tảng Facebook nên không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ và tính hợp pháp của hàng hoá.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở nêu trên với mức tiền phạt hành chính là 61.000.000 đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm trị giá 76.000.000 đồng.

Phong Vân

Bài liên quan

Tin mới

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày

Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.

Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch
Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch

Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện một hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… nhưng lại quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc, chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024
Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.