Phát biểu đề dẫn Hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết: “Năm 2018 là năm có nhiều thay đổi đột phá, quản lý doanh nghiệp bướcc đầu chuyển sang kiểm soát rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin với nhiều quy định ban hành. Tuy nhiên còn nhiều vản bản chưa đáp ứng được môi trường kinh doanh tiện lợi. Chúng ta trải qua năm 2018 với những cảm xúc và ấn tượng. Năm 2018 được coi là năm cải cách thể chế với việc đồng khởi của những nỗ lực cắt giảm điều kiện kinh doanh, các thủ tục hành chính về ktiểm ra chuyên ngành”.
Ông Lộc cho hay: “Điểm nghẽn lớn của chúng ta là điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành, ảnh hưởng đến lưu thông thương mại qua biên giới, đây cũng là rào cản cho sự phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế. Năm qua chúng ta làm được nhiều việc, cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành được đơn giản hoá, góp phần giải phóng doanh nghiệp khỏi hàng ngàn thủ tục, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, mang lại niềm tin cho giới kinh doanh”.
“Những con số ấn tượng về thành tựu kinh tế và dự cảm tốt đẹpcho năm 2019 là những chỉ báo quan trọng của niềm tin, chúng ta có cảm nhận là dường như chúng ta đang ở giai đoạn mới của cải cách. Sự cộng hưởng của phòng chống tham những, công nghệ trong kỷ nguyên sổ mở ra triển vọng tốt đẹp cho kinh tế Việt nam. Nhưng câu chuyện về pháp luật kinh doanh và bức tranh tổng thể về bức tranh pháp luật kinh doanh vẫn còn những điểm mờ. Cải cách ở nhiều lĩnh vực nhưng chưa thực chất, dùng tư duy cũ quản lý mô hình mới, vẫn còn tình trạng gập ghềnh trong tư duy quản lý của các bộ ngành. Các giải pháp thúc đẩy phát triển tư nhân đến nay thiên về những việc chăm lo các ưu đãi nhiều nhưng vẫn ngập ngừng trong giải quyết vấn đề cốt lõi trong thể chế...”, ông Lộc nói.
Toàn cảnh Hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, Ông Đậu Anh Tuấn Trưởng ban pháp chế VCCI tham luận vềxu thế pháp luật kinh doanh năm 2018. “Về rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh chịu sự ảnh hưởng từ sức nóng của Nghị quyết 01 và 19. Tính đến cuối tháng 11/2018, có 25 nghị định của 15 bộ ngành. Những điểm sáng của lĩnh vực này là bãi bỏ toàn bộ ngành nghề, bãi bỏ các điều kiện không cần thiết, bãi bỏ điều kiện áp đặt quy mô, bãi bỏ điều kiện không minh bạch. Về thủ tục hành chính chịu ảnh hưởng của Nghị quyết 01, 19, 139, điều này mang lại nhiều kết quả tích cực được doanh nghiệp đánh giá cao. Những điểm sáng phải kể đến như Nghị đinh in giảm thời gian xử lý hồ sơ, giảm thành phần hồ sơ, thực hiện qua mạng; Thủ tục công bố hợp quy thực phẩm thì doanh nghiệp được chủ động công bố hợp quy; Nghị định hoá đơn điện tử thì không cần đợi sự chấp thuận của cơ quan nhà nước, áp dụng hình thức điện tử cho hoá đơn từ ngày 1/11/2020; Về thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì bỏ yêu cầu đóng dấu lên hồ sơ, cho phép người đại diện đăng ký qua mạng... Về kiểm tra chuyên ngành, Chính phủ đặt ra chỉ tiêu tỷ lệ cắt giảm hàng hoá, bổ sung mã HS, tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật, thay đổi phương thức quản lý. Theo báo cáo của Hải quan, đã giảm tới 4403 mặt hàng, trong đó Bộ Y tế là 868 mặt hàng, Bộ Công thương 989 mặt hàng...; Đã điều chỉnh 93% các văn bản kiểm tra chuyên ngành. Tuy nhiên vẫn còn một số kết quả chưa đạt được như kỳ vọng như con số số chỉ là con số, chỉ dừng ở cấp Nghị định do chưa sửa luật, vẫn còn điều kiện bất cập, có tình trạng bỏ cũ thêm mới. Trình tự thực hiện phức tạp, thiếu quy định về thủ tục hành chính, thiếu mốc thời gian, thời giản giải quyết thủ tục còn dài như cấp lại giấy phép bị hư hỏng dài đến 7 ngày, tiêu chí xem xét còn mơ hồ như có thủ tục nhưng không có tiêu chí chấp thuận hay không chấp thuận.”, ông Tuấn cho hay.
Ông Tuấn nói thêm: “Về ưu đãi hỗ trợ trong nông nghiệp rất nhiều ưu đãi nhiều những chưa giải quyết vấn đề cốt lõi như quyền tài sản đối với đất đa, có tới 76% doanh nghiệp nông nghiệp gặp khó về thủ tục hành chính đất đai, đất đai là lĩnh vực phiền hà nhất đối với doanh nghiệp nông nghiệp; bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhãn mác như tình trạng giả nhãn mác, sở hữu trí tuệ, tình trạng mua chứng nhận, không xử lý vi phạm về nhãn mác, chứng nhận; thực thi hợp đồng xuất hiện tình trạng lật kèo khi ký hợp đồng sản xuất – tiêu thụ, xét xử kéo dài, thi hành án kém hiệu qủa... Trong lĩnh vực giáo dục, đầu tư tư nhân trong giáo dục, cởi mở nhưng chưa nhất quán. Nhu cầu của giăo dục rất lớn đa dạng nhưng mức độ mở cửa với đầu tư tư nhân còn khá khiêm tốn. Về việc gia nhập thị trường giáo dục có nghị định 135 và 86, điểm cởi mở là giảim thời gian, thành phàn hồ sơ, bỏ điều kiện không minh bạch, giảm điều kiện cơ sở vật chất, vốn, cho phép thuê, bỏ yêu cầu có kế toán, thủ quỹ, kinh nghiệm giáo viên mần non...Nhưng chưa nhất quán ở chỗ cơ sở giáo dục phải phù hợp với quy hoạch, vẫn phải thựuc hiện hai thủ tục cấp phép thành lập và cấp phép hoạt động, tình trạng pháp nhân trong pháp nhân...
Ông Tuấn cũng cho biết: “Năm 2018 ghi nhận sự xâm lấn của mô hình kinh tế chia sẻ như hoạt động vận tải qua phương thức kết nối công nghệ, kinh doanh lưu trú qua mô hình kết nối Airbnb. Doanh nghiệp truyền thống phản ứng gay gắt khi phản đối chính sách, khởi kiện dân sự đồi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cơ quan nhà nước khá lúng túng lựa chọn, chưa có động thái xử lý và quản lý hoạt động”.
Ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương phát biểu: “về chính sách phải thay đổi, chúng ta phải làm chuyên nghiệp bài bản có hệ thống. Đánh giá chung, chúng ta đang dừng ở nỗ lực tháo gỡ rào cản, chưa nhìn thấy đạo luật, nghị định nào thoát khỏi cái xoá đi những nghị định đã ban hành trước đây, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển vượt bậc. Các bộ ngành phải có tư duy xoá bỏ rào cản là đương nhiên, nhưng quan trọng nhất là phải thúc đẩy phát triển”.
“Thách thức lớn nhất với tôi là hiện nay, tất cả cuộc cải cách đều xuất phát từ Chính phủ, yêu cầu áp đặt xuống bộ ngành và cơ quan địa phương, tôi chưa thấy cơ quan nào đó có sáng kiến cải cách trình lên Chính phủ. Thứ hai là việc kiểm soát chất lượng của điều kiện kinh doanh cũ và mới”, ông Hiếu cho biết.
“Tôi rà soát năm 2018 có 37 điều kiện được ban hành, sửa đổi bổ sung nhiều điểm li ti trong 87 nghị định có liên quan. Tôi kiến nghị phải thay đổi cách tiếp cận, Chính phủ nên chỉ đạo bãi bỏ hàng loạt các điều kiện không cần tranh cãi, như bãi bỏ tất cả các thứ giới hạn về chứng chỉ hành nghề 5 năm, phải là vô thời hạn, nó sẽ ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh. 5 năm sau tôi không được gia hạn thì điều gì sẽ xảy ra? Về lâu dài, cái tôi quan tâm lớn là làm thế nào để có cơ chế đảm bảo chất lượng quy định ban hành trong tương lai. Chúng ta chưa chú trọng cho việc đầu tư làm chính sách, việc đầu tư chính sách phải được quan tâm nhiều hơn”, ông Hiếu cho hay.
TS. Nguyễn Phương Bắc – Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh thì chỉ ra các vướng mắc tại địa phương: “Cải cách ở các địa phương phải được mở rộng và áp dụng ở các bộ ngành. Các bộ ngành đang “ham” đi theo các hướng phát triển dịch vụ công trực tuyến, nhưng đa phần nhiều người cho rằng chưa hoàn hảo và tốt như ý nghĩa của nó. Ví như gửi hồ sơ vào nhưng vẫn phải gặp cán bộ phía bên trong mới giải quyết tốt hơn”.
“Cơ chế kiểm soát các điều kiện kinh doanh nói chung, chưa có cơ chế nào dủ mạnh để kiểm soát. Phải có hướng đi kiểm soát điều kiện kinh doanh, phải có bộ luật về kiểm soát thủ tục hành chính, các điều kiện kinh doanh”, ông Bắc cho hay.
Ông Bắc nói tiếp: “Các báo cáo mới đang rà soát quy trình về đăng ký kinh doanh. Như trên trung ương các bộ ngành đưa ra quy định theo chuyên ngành, nhưng địa phương phải thực hiện theo chu trình hoá, khi chu trình hoá thì các bước sẽ trùng lặp và vướng.
Cũng tại hội thảo, ông Phạm Thành Hưng – Chủ tịch hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam phát biểu: “Năm 2018 quy mô ngành điện tử là 8 tỷ USD, dự báo năm 2020 sẽ là trên 10 tỷ USD, vì chúng ta nằm trong khu vực kinh tế số năng động bậc nhất trên thế giới. Môi trường chính sách 2019 và 2020 được như những điều mà các anh vừa phát biểu, không chỉ tháo gỡ mà còn tạo ra sự thúc đẩy thì con số nó còn tăng lên rất nhiều”.
“Các luật còn rất nhiều vấn đề, muốn có chính sách tốt thì phải có sự chuẩn bị. Tôi lấy ví dụ năm 2018 chúng ta rất bị động về tiền ảo. Ngân Hàng Nhà Nước, Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính lúng túng cho nhập khẩu máy đào tiền ảo hay không, tranh luận mãi thì tiền ảo sụt giá, nếu tiền ảo lên 50.000 USD thì sẽ rất sôi động. Nhưng việc ra luật chậm đã khiến nhập rất nhiều máy đào về, giờ là đống sắt vụn. Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, chính sách đang đi sau nhiều quá”, ông Hưng nói.
Ông Hưng chia sẻ: “Tính nhất quán của chính sách chưa nhất quán. Năm 2018 chứng kiến sự bùng nổ của các hình thức giao hàng nhanh, nhưng cuối năm 2018, nhiều công ty giải thể, chúng ta chưa kịp ra chính sách gì, chúng đã tự phát triển tự giải thể. Kinh tế số dựa trên nền tảng Internet đang phát triển rất nhanh, môi trường chính sách của chúng ta đang là tháo gỡ rào cản, nhưng chúng ta cần cái lớn hơn là thúc đẩy phát triển”.
Bên cạnh đó, các đại diện của các Hiệp hội như hiệp hội sữa Việt Nam, Hiệp hội chứng khoán Việt Nam, Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam... cũng đưa ra những ý kiến về pháp luật kinh doanh trên lĩnh vực của mình và đề xuất nguyện vọng được phát triển trong môi trường kinh doanh thuận lợi hơn trong thời gian tới.
Trúc Mai