Điều kiện kinh doanh, "khổ nạn" vẫn còn đè nặng doanh nghiệp
Dù cắt giảm nhưng vẫn còn tình trạng điều kiện kinh doanh hóa thân vào quy chuẩn, tiêu chuẩn, “khổ nạn” cấp phép, xin cho còn nguyên, thậm chí còn nặng nề hơn.
Ngày 21/8, tại Trụ sở Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc làm việc của Tổ Công tác với 14 bộ, cơ quan về tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh và việc cắt giảm thực chất các điều kiện kinh doanh (ĐKKD).
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Chính phủ đặc biệt quan tâm công tác xây dựng thể chế, đôn đốc các bộ, cơ quan ban hành các văn bản quy định chi tiết, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính. Thời gian qua, các Bộ đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng các phương án, ban hành các văn bản cắt giảm, đơn giản hóa 3.451/6.191 điều kiện kinh doanh; cắt giảm 6.776/9.926 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại cuộc làm việc
“Về mặt cơ học việc quyết liệt cắt giảm ĐKKD đã tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, việc cải cách, cắt giảm ĐKKD đã được doanh nghiệp, xã hội đánh giá rất cao và có tác động thực sự, góp phần làm đầu tư trong nước tăng, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng nhanh… Từ đó, tạo động lực cho tăng trưởng nền kinh tế. Thời gian tới, cần triển khai quyết liệt, mạnh mẽ hơn các nhiệm vụ cải cách, đẩy mạnh truyền thông để làm nóng không khí cải cách, lan tỏa hiệu quả.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, chúng ta đã cắt giảm khá tốt các ĐKKD nhưng nhiều ý kiến cho rằng, cần xem xét thực chất về hiệu quả cắt giảm.
Bộ trưởng Dũng dẫn chứng: Trong 6 tháng đầu năm nay, cải cách quản lý kiểm tra chuyên ngành chuyển biến chậm, chủ yếu vẫn từ tiền kiểm sang hậu kiểm chứ không phải giảm số lượng mặt hàng cần kiểm tra như yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng. Việc đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn hình thức, một số việc đã được giao tại nhiều nghị quyết, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng nhưng các bộ chậm sửa đổi, nhất là việc sửa đổi các văn bản pháp luật; thời gian xử lý thủ tục sau cắt giảm không thay đổi, thậm chí có nơi kéo dài tới 3 tháng mới nhận được văn bản trả lời.
Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ cũng nhắc tới các ý kiến lãnh đạo các ủy ban của Quốc hội cho rằng, chi phí kinh doanh không chính thức giảm nhưng còn ở mức cao; hay có đơn vị cắt giảm thủ tục chạy theo cơ học, chạy theo thành tích, cắt giảm rất nhiều mà không chú ý vấn đề quản lý…
“Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện còn rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (KTCN), tới 355 văn bản, rất khó cho doanh nghiệp thực hiện tra cứu, cập nhật. Không ít trường hợp kiểm tra chồng chéo, một mặt hàng chịu nhiều hình thức quản lý của nhiều bộ, chịu sự kiểm tra của nhiều đơn vị trong cùng một bộ. Vẫn có tình trạng điều kiện kinh doanh “hóa thân” vào quy chuẩn, tiêu chuẩn, “khổ nạn” cấp phép, xin cho còn nguyên thậm chí còn nặng nề hơn, rồi thủ tục “chào hỏi” qua biên giới tức thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa…, Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ cho biết.
Trong khi đó, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư nhận định, việc cắt giảm ĐKKD chưa mang lại lợi ích rõ ràng, chỉ tháo gỡ những vướng mắc nhỏ, chưa tạo tác động sâu rộng và đã đến lúc phải đi vào cắt giảm những vấn đề khó, thực chất.
Nhiều vướng mắc cụ thể cũng được Tổ công tác nêu rõ tại buổi làm việc. Với Bộ Công thương, đó là thủ tục kiểm tra formaldehyte với sản phẩm dệt may. “Hiện có 6.000 doanh nghiệp dệt may, nhưng tỷ lệ vi phạm về kiểm tra formaldehyte rất nhỏ, mà lại kiểm tra 100% các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mặt hàng này, vậy có thể thay đổi phương thức kiểm tra không, như quản lý rủi ro, phân luồng xanh, đỏ, vàng để có hình thức kiểm tra phù hợp?”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng đặt vấn đề.
Với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổ trưởng Tổ Công tác nhắc tới quy định các đơn vị sản xuất, lắp ráp ô-tô phải có đủ nhân lực, phương án về an toàn vệ sinh lao động theo pháp luật về lao động; đề nghị Bộ nghiên cứu, xem xét. Tổ trưởng cho rằng, đây là quy định dẫn chiếu nhưng chung chung, rất khó cho doanh nghiệp và dẫn tới tình trạng “ai kiểm tra cũng được, hạch kiểu gì cũng được”.
Tổ trưởng Tổ Công tác nêu lại Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2019 của Chính phủ yêu cầu cần tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về ĐKKD; thực thi đầy đủ, triệt để những cải cách về ĐKKD đã thực hiện trong năm 2018; các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục rà soát, trình Chính phủ bãi bỏ, đơn giản hóa các ĐKKD không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi, bảo đảm yêu cầu quản lý nhưng không vì lý do đấy mà đặt ra rào cản, kìm hãm phát triển…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, từ đầu năm 2019 tới nay, Tổ Công tác đã tiến hành hai buổi làm việc với các bộ, cơ quan về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết, qua đó đẩy mạnh việc xây dựng, ban hành các văn bản này. Tại buổi kiểm tra tháng 3/2019 có tới 32 văn bản nợ đọng thì, buổi kiểm tra tháng vào 5 đã giảm còn 21 văn bản và tới nay còn 14 văn bản. Trong số 14 văn bản này, có 6 văn bản nợ đọng quá lâu, thậm chí có văn bản đã chậm trễ tới 8 tháng.
Hoan Nguyễn
Tin mới
Dự kiến, toàn bộ học sinh Yên Bái sẽ trở lại trường vào ngày 18/9
Theo Phó Chủ tịch tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh, cố gắng ngày 16/9 sẽ đưa học sinh đi học để đảm bảo thời gian năm học. Trường nào rất nặng dự kiến sẽ cho học sinh đi học từ ngày 18/9.
Vùng Cảnh sát Biển 3 tổ chức thành công đợt diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp và bắn đạn thật
Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát Biển 3 đã tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp và bắn đạn thật trên biển năm 2024.
Giá lúa gạo hôm nay 15/9: Đồng loạt đi ngang
Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (15/9) tại thị trường trong nước duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh tăng. Thị trường giao dịch chậm.
Ông Trump và bà Harris "đối đầu" - giá vàng lên cao kỷ lục
Trong tuần qua, giá vàng quốc tế đã lập kỷ lục mới khi tăng lên trên 2.580 USD/ounce, thu hút sự chú ý của thị trường. Bên cạnh đó, tin tức về màn đối đầu chính thức đầu tiên của ông Donald Trump và bà Kamala Harris, cũng được dư luận quan tâm, cũng như các tin tức khác về việc ECB cắt giảm lãi suất hay Apple ra mắt iPhone 16.
Xem xét, quyết định thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng trong quý IV/2024
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo Kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội và tại buổi làm việc với lãnh đạo TP. Đà Nẵng.
Đồng loạt xóa sổ thẻ từ, khách chưa đổi thẻ ATM cần ra ngân hàng ngay
Nhiều ngân hàng thông báo chính thức xóa sổ thẻ ATM công nghệ từ (thẻ từ) chuyển sang thẻ chip nhằm tăng cường bảo mật khi thông tin thanh toán của khách hàng được mã hóa bằng chip...
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới