Trước đó, vào ngày 27/03/2018, UBND TP. Cần Thơ, Novaland, BCG, MB Bank đã ký kết hợp tác chiến lược - triển khai dự án “Phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu”. Lễ ký kết có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Hội thảo hôm nay khép lại giai đoạn đánh giá ban đầu của dự án và đặt ra hướng chiến lược tổng thể để khai phá tiềm năng của 13 tỉnh, thành phố trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong linh vực du lịch.

Định hướng phát triển du lịch ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu - Hình 1

Ông Christopher Malone - Trưởng khối Phát triển Kinh tế Toàn cầu của BCG phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, Trưởng khối Phát triển Kinh tế Toàn cầu của BCG - ông Christopher Malone đã trình bày 03 chủ đề chiến lược để xây dựng các đề xuất du lịch xoay quanh đó, gồm: "Nghỉ dưỡng trên sông", "Safari đồng bằng sông Cửu Long" và "Khám phá sinh thái – nông nghiệp"; và biện pháp để cải thiện số lượt khách đến và chi tiêu du lịch trong khu vực.

Ông Christopher Malone đưa ra cảnh báo rằng cần phải có một quy chế cho sự bền vững của môi trường trong chiến lược: “Tính bền vững không thể là giải pháp chữa cháy. Tài sản lớn nhất của khu vực là cảnh quan độc đáo và đa dạng sinh học; sự tăng trưởng của số lượt khách đến và sự phát triển cơ sở hạ tầng cần phải được quản lý để đảm bảo giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên và những gì được ban tặng của khu vực.” Ông đưa ra dẫn chứng khi chính phủ Philipines quyết định đóng cửa đảo Boracay trong 6 tháng do ô nhiễm và điều kiện nước xấu đi. 

Các phần thuyết trình của diễn giả Jonatan Gomez (chuyên gia UNWTO và cố vấn cấp cao của BCG), John Lindquist (chuyên gia du lịch toàn cầu và cố vấn cấp cao của BCG) và Nguyễn Thiên Hữu (chuyên gia về sự bền vững của đồng bằng sông Cửu Long) đã củng cố mạnh mẽ quan điểm này và đưa ra những thông lệ tốt nhất để làm thế nào phát triển tối đa trong khi vẫn bảo vệ được môi trường.

Các chuyên gia cũng giới thiệu một số mô hình phù hợp của các dự án tương thích đã thành công trên thế giới như: Hệ thống du lịch kênh đào ở Hà Lan, hệ thống du lịch đồng bằng sông Mississpi của Mỹ với điểm đến nổi bật là Tp. New Orleans, tuyến du lịch đồng bằng sông Nile ở Ai Cập, chợ nổi Thái Lan và nhiều ví dụ khác… có thể áp dụng hiệu quả cho đồng bằng sông Cửu Long.

Định hướng phát triển du lịch ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu - Hình 2

Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng đã đóng góp nhiều ý kiến cho chiến lược phát triển du lịch ĐBSCL thích ứng với BĐKH

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tài sản du lịch quý giá, cả về thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực... và có thể được phát triển phù hợp với các xu thế lớn trên thế giới, có thể kể đến như việc trở lại với thiên nhiên, thích khám phá đa dạng văn hóa và sinh thái, chú ý cải thiện sức khỏe, ưa thích sử dụng các sản phẩm nông nghiệp sạch.

Ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland - chia sẻ: “Tập đoàn Novand rất vinh dự là đơn vị tiên phong thực hiện 2 nhiệm vụ: Tài trợ cho các dự án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long và đầu tư trực tiếp vào các dự án tại Cần Thơ, Vĩnh Long và các địa điểm khác của miền Tây Nam Bộ. Dự án sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long theo định hướng bền vững, thích ứng với mối đe dọa đang ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, tạo nhiều công ăn việc làm mới cho ngưới dân đồng bằng sông Cửu Long, thực sự mang lại lợi ích nhiều mặt cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như tạo thời cơ và động lực mới cho thu hút đầu tư và sự nối kết phát triển của 13 Tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới”.

Định hướng phát triển du lịch ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu - Hình 3

BĐKH đang là một hiện tượng “nóng” của khu vực ĐBSCL và là mối quan tâm của nhiều cơ quan Bộ - Ngành, cũng như của Chính phủ Việt Nam

Hội thảo đã xác định kết nối là tác nhân chính đang làm nghẽn sự phát triển và kêu gọi các bên liên quan tăng cường mở các đường bay đến sân bay quốc tế Cần Thơ và đẩy nhanh việc xây dựng các tuyến còn lại của cao tốc TP. HCM - Cần Thơ. Đồng thời, đồng bằng sông Cửu Long cần phát triển một hệ thống lưu trú, các sản phẩm du lịch kết nối, nhiều ý tưởng sản phẩm du lịch độc đáo, đột phá và khác biệt được đề cập trong buổi hội thảo. Kỳ vọng trong thời gian tới đồng bằng sông Cửu Long sẽ khẳng định vị thế đáng có trên bản đồ du lịch thế giới, và trở thành điểm đến của khu vực, châu Á và thế giới. 

ĐBSCL là vùng đất rộng lớn chiếm 12% diện tích, 19% dân số cả nước. Đậy là Trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước này đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 65% thủy sản và 70% trái cây.

Theo báo cáo từ nhiều tổ chức nghiên cứu về biến đổi khí hậu (BĐKH), từ đầu năm 2015 đến nay, dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Kông bị thiếu hụt nghiêm trọng và đạt mức thấp nhất trong vòng 90 năm qua. Tình trạng mặn xuất hiện trên các tuyến sông sớm gần 2 tháng so với cùng kỳ và xâm nhập mặn sâu về phía thượng lưu, nơi xa nhất hơn 90 km.

Hiện ĐBSCL có đến 550 điểm sạt lở với tổng chiều dài hơn 775 km. Tốc độ xói lở đã vượt tốc độ bồi và khiến diện tích đất trong khu vực đồng bằng giảm khoảng 300 ha/năm.

Ông Phạm Tuấn Phong, Phó Cục trưởng Cục BĐKH- Bộ TN-MT, cho biết trước diễn biến phức tạp và sự ảnh hướng lớn của BĐKH, ngày 17/11/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết về "Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH", nhằm "Tăng cường nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) tại khu vực ĐBSCL”.

Bảo Lan