Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

DN Việt chưa khai thác hết công dụng của “thương hiệu”

Trong giai đoạn hiện nay, DN cần chủ động tạo ra thương hiệu của chính mình để thúc đẩy năng suất chất lượng sản phẩm, cũng như góp phần phát triển, đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới.

Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giao Bộ Công thương là cơ quan đầu mối, phối hợp với các bộ, ngành triển khai thực hiện từ năm 2003. Qua 16 năm triển khai, đến nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, chương trình đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi mới về thay đổi cách thức tiếp cận và xây dựng thương hiệu quốc gia, từ đó tận dụng những cơ hội tốt nhất.

Hiện nay, đa phần người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ theo thương hiệu, điều này giúp doanh nghiệp mở rộng tầm nhìn, suy nghĩ và xây dựng chiến lược kinh doanh rõ ràng hơn. Tuy nghiên, do nhận thức chưa đầy đủ, việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu khoa học và chiến lược dài hạn. Nhiều doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, ít đầu tư xây dựng thương hiệu.

DN Việt chưa khai thác hết công dụng của “thương hiệu” - Hình 1

Ảnh minh họa

Theo thống kê, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 97% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, sử dụng 51% tổng số lao động xã hội, đóng góp 30% tổng thu ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

Môi trường số tạo ra sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên tạo ra một cộng đồng lớn mạnh hơn, có những diễn đàn với nhiều nội dung chuyên sâu liên quan đến sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, những người đứng đầu doanh nghiệp cũng cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, bởi hoạt động này không phải chỉ mang tính chất thời điểm mà diễn ra thường xuyên, liên tục trong mọi công đoạn, từ quá trình sản xuất đến cung ứng sản phẩm ra thị trường.

Bài toán xây dựng thương hiệu cần được mỗi doanh nghiệp đưa ra lời giải riêng bởi thương hiệu chính là giá trị tài chính vô hình nhưng rất quan trọng, quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.

Chưa thật sự quan tâm

Mặc dù thừa nhận thương hiệu luôn là yếu tố quan trọng, tạo nên sự thành công của 1 sản phẩm, của doanh nghiệp (DN) và của một quốc gia, song PGS.TS. Nguyễn Văn Thạo - Hội đồng lý luận Trung ương vẫn thẳng thắn nhìn nhận, Việt Nam chưa có những thương hiệu có uy tín, tương xứng với kim ngạch xuất khẩu đạt được nên giá trị thu được thấp.

“Điều này đã kéo dài nhiều năm và đến nay Việt Nam vẫn chỉ được xem là nước sản xuất nguyên liệu thô, gia công, lắp ráp, cung cấp đầu vào cho các tập đoàn lớn, thương hiệu lớn. Vì thế, xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam rõ ràng ngày càng trở thành yêu cầu cấp bách”, PGS.TS.Nguyễn Văn Thạo đánh giá.

Nhận thấy nhiều DN trong nước thời gian qua đã quan tâm, coi thương hiệu là công cụ trong cạnh tranh và kinh doanh, tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng chỉ ra, một bộ phận không nhỏ DN chưa quan tâm đến việc xây dựng và chưa coi thương hiệu là công cụ đưa DN đến với người tiêu dùng.

“Thiếu quan tâm xây dựng thương hiệu khiến cho DN có những nhận thức, hành động chưa đầy đủ. Trong khi đó, một bộ phận các cơ quan quản lý cũng chưa có biện pháp hỗ trợ, đầu tư cho nguồn lực xây dựng thương hiệu quốc gia, quảng bá xúc tiến thiếu toàn diện và đồng bộ nên nhìn chung thương hiệu quốc gia còn mờ nhạt”, ông Nghĩa chỉ rõ.

 T.Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Siêu thị AEON MaxValu Lotus Khu Ngoại Giao đoàn bày và bán thực phẩm sản phẩm hết hạn sử dụng, “trắng thông tin”
Siêu thị AEON MaxValu Lotus Khu Ngoại Giao đoàn bày và bán thực phẩm sản phẩm hết hạn sử dụng, “trắng thông tin”

Được biết đến là lĩnh vực kinh doanh thứ năm của AEON tại Việt Nam, siêu thị vừa và nhỏ AEON Maxvalu nằm trong các khu dân cư giúp người tiêu dùng dễ dàng mua sắm và lựa chọn sản phẩm chất lượng, có uy tín, hàng hóa bày bán chấp hành đúng quy định. Tuy nhiên AEON Maxvalu Lotus thuộc Khu Ngoại Giao đoàn, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội lại đang bày bán một số thực phẩm sản phẩm hết hạn sử dụng, sản phẩm “trắng thông tin” như không nguồn gốc xuất xứ, không ngày sản xuất, không hạn sử dụng…

Ông Chu Thanh Hiến được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang
Ông Chu Thanh Hiến được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang

Ông Chu Thanh Hiến - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang.

Bắc Giang phấn đấu nằm trong top 15 về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Bắc Giang phấn đấu nằm trong top 15 về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức diễn đàn “Định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Giang” và phát động Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Bắc Giang năm 2023. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Techfest Bắc Giang 2023.

Nhà đầu tư ngoại đang thực hiện giao dịch M&A ở những lĩnh vực nào?
Nhà đầu tư ngoại đang thực hiện giao dịch M&A ở những lĩnh vực nào?

Các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích là đầu tư vào các doanh nghiệp hưởng lợi từ quy mô dân số Việt Nam gồm: Ngân hàng, chứng khoán, dược phẩm, xuất khẩu gạo... đang được nhà đầu tư ngoại thực hiện các giao dịch.

Giá tiêu hôm nay 23/03: Giảm nhẹ tại nhiều địa phương
Giá tiêu hôm nay 23/03: Giảm nhẹ tại nhiều địa phương

Giá tiêu hôm nay 23/03, giảm nhẹ 500 đồng tại một số địa phương, hiện đang dao động trong khoảng 63.500 - 66.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 23/03: Giảm nhẹ trên thị trường thế giới
Giá cà phê hôm nay 23/03: Giảm nhẹ trên thị trường thế giới

Giá cà phê hôm nay 23/03, trên thị trường thế giới quay đầu giảm. Trong đó, giá cà phê Arabica ở mức 178 US cent/pound sau khi giảm 1,28%.