Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

DN Việt vừa “có tiếng” đã vội bán…

Với tổng quy mô thị trường bán lẻ dự kiến 179 tỷ USD vào năm 2020, Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn của các thương vụ mua bán, sáp nhập. Điều đáng nói, đa số thương vụ đều có bóng dáng của các NĐT nước ngoài. Do đâu, lại có những thương vụ này?

Bán thương hiệu cho nước ngoài

Theo Vụ Thị trường trong nước, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội có mức tăng trưởng nhanh. Năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt gần 4,4 triệu tỷ đồng, tăng 11,7% so 2017 - mức tăng đột phá và cao nhất trong 5 năm qua.

Với sự hội nhập sâu rộng, vai trò của kinh tế tư nhân ngày được nâng cao, đây được xem là một cơ hội rất lớn để các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia đầu tư vào các DN lớn.

DN Việt vừa “có tiếng” đã vội bán… - Hình 1

Thị trường trong nước đã chứng kiến nhiều thương vụ DN Việt bán cho nước ngoài

Tuy nhiên, trên sân chơi quốc tế, lợi thế đang nghiêng về phía các DN ngoại. Đó là thách thức đối với các DN nội địa trong việc cạnh tranh trên thị trường Việt. Các DN Việt phải cạnh tranh trực tiếp với các DN hàng đầu thế giới và khu vực đang thâm nhập thị trường Việt Nam.

DN nội, đa phần là DNNVV, thiếu vốn, nhân lực, trang thiết bị và thông tin để có thể cạnh tranh sòng phẳng với các DN ngoại, tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia với lợi thế về vốn, kinh nghiệm quản lý và hệ thống hoạt động đã được kiểm chứng qua nhiều thị trường khác nhau. Họ chỉ thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng bán lẻ - kênh phân phối đưa sản phẩm đa dạng đến với NTD Việt. Chính vì thế, cách nhanh nhất để thâm nhập thị trường Việt Nam, chính là các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A).

Thời gian qua, thị trường Việt Nam đã chứng kiến nhiều thương vụ DN Việt bán cho nước ngoài lớn hơn nhiều về giá trị. Đáng kể, phải nói tới Công ty Bánh kẹo Kinh Đô, bán tới 80% phần sản phẩm cho NĐT nước ngoài; những tên tuổi như điện máy Nguyễn Kim, Sabeco… bán hơn 53% cổ phần cho DN của tỷ phú Thái Lan; nhựa Bình Minh, nhựa Tiền Phong... về Tập đoàn Xi măng Siam (SCG) của Thái Lan…

Nên bán thương hiệu hay không?

Các chuyên gia nhận định, để giữ gìn một thương hiệu “made in Vietnam” - không phải là điều dễ dàng trong bối cảnh hiện nay, DN nội bị lấn át nhiều hơn.

Mấy năm qua, trong khi không ít DN XK cà phê trong nước phá sản, do giá giảm, thì các DN FDI vẫn tăng vốn đầu tư vào sản xuất như Nestlé Việt Nam, Cà phê Ngon, Olam Việt Nam…

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong nhận định: “Việc mua bán và sáp nhập thương hiệu tại Việt Nam, xuất hiện khi có khủng hoảng hoặc khi có tái cơ cấu. Cho nên, M&A là điều dễ xảy ra; thậm chí M&A còn làm tốt, có lợi cho cả các bên. Có những DN, chủ yếu xây dựng thương hiệu xong rồi bán như Phở Vuông, Phở 24... Chuyện đó là bình thường. Thậm chí, bây giờ một số DN bán đi để làm việc khác. Chưa trường hợp nào, M&A xong phải kêu cứu cả”.

Một số DN Việt cũng cho rằng, việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, buộc họ phải lựa chọn - bán thương hiệu cho nước ngoài để tồn tại hoặc tiếp tục cầm cự rồi có thể biến mất, phá sản. Bán DN để lập DN khác, hoặc bán xong đối tác vẫn tiếp tục duy trì, phát triển thương hiệu là một sự lựa chọn. Quan trọng lúc này đó là các cơ quan nhà nước cần có chính sách phù hợp, hỗ trợ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi giúp DN tồn tại, phát triển.

Dĩ nhiên, không thể đặt mọi trách nhiệm lên vai DN. Điều này, đòi hỏi Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách thuận lợi, thông thoáng để các DN yên tâm đầu tư, phát triển. Khi DN tin tưởng vào tương lai, cùng với tinh thần dân tộc - sẽ là những xúc tác để kinh tế Việt Nam có thể tạo ra được những kỳ tích, không những tiếp tục giữ được thương hiệu, mà còn có thể hợp tác, liên kết chặt chẽ với các thương hiệu nước ngoài để làm chủ thị trường trong nước và vươn ra thế giới.

Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác
Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác

Chiều 19/4, Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác nội chính, tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với văn phòng cấp ủy các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu
Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu

Để tiếp tục triển khai thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã có thư ngỏ gửi các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.

Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu
Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu

Qua tiếp nhận thông tin từ cơ sở đã được thẩm tra, xác minh là có vi phạm trong hoạt động kinh doanh, Đội QLTT số 7, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn chủ trì phối hợp với Đội Kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn (Đội 389 tỉnh), Đồn Biên phòng Tân Thanh, Chi cục Hải quan Tân Thanh, Công an xã Tân Thanh và chính quyền địa phương sở tại tổ chức Khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản
Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản

Được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giải trí, y tế, giáo dục, kiến trúc,... công nghệ thực tế ảo tiếp tục trở thành trợ thủ đắc lực trong ngành bất động sản và đem lại những trải nghiệm tiện ích, sống động cho cả người mua và người bán.

Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng
Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng

Trong khi áp lực bán của nhà đầu tư trong nước vẫn dâng cao khiến thị trường tiếp tục có phiên giảm mạnh, thì khối ngoại là yếu tố tích cực bởi giao dịch khá sôi động và trạng thái mua ròng hơn 650 tỷ đồng.