Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp đừng đợi lớn mạnh mới thực hiện từ thiện

Doanh nghiệp không nên coi từ thiện phát triển là cuộc chơi của doanh nghiệp lớn, đợi lớn mới thực hiện, mà hãy thực hiện từ thiện phát triển để lớn. Đại dịch COVID và các thiên tai địch hoạ 2020 này cũng là khi các cá nhân và tổ chức xã hội nhìn nhận lại công việc từ thiện phát triển để đáp ứng những nhu cầu biến đổi của cộng đồng.

Quang cảnh phiên thảo luậnQuang cảnh phiên thảo luận thứ nhất tại Hội thảo

Trong năm 2020, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã đối mặt với những xáo trộn, thay đổi và cả khó khăn kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. Đặc biệt, tại Việt Nam trong thời gian gần đây khi dịch bệnh tạm thời được kiểm soát, chúng ta lại gánh chịu hàng loạt các thiên tai gây ra thiệt hại cả về người và tài sản. Các hoạt động từ thiện thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” đang lan rộng trên cả nước và dường như chưa bao giờ cần thiết hơn trong khoảng thời gian này.

Trong suốt một thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi sâu sắc trong hoạt động từ thiện trên toàn thế giới và Việt Nam. Một lớp các nhà tỷ phú mới xuất hiện, các quỹ cộng đồng tăng vọt, các cá nhân tích cực đứng lên dùng uy tín quyên góp cộng đồng, tham gia các hội nhóm, các phong trào từ thiện, sự ra đời của các doanh nghiệp xã hội và xu hướng thành lập các quỹ từ thiện hoặc lồng ghép công việc từ thiện trong việc thực hành trách nhiệm xã hội của khối doanh nghiệp,…

Mặc dù vậy, chúng ta vẫn chưa ghi nhận một khái niệm vững chắc và thống nhất về từ thiện phát triển và sự nhầm lẫn với hình thức truyền thống – từ thiện nhân đạo. Tiếp cận trong bối cảnh đại dịch toàn cầu Covid-19, các ý tưởng và chiến lược mới về hoạt động từ thiện nhân đạo và từ thiện phát triển đã bùng bổ mạnh mẽ. Dịch bệnh cho thấy mỗi cá nhân không nằm ngoài được cộng đồng, chính vì thế, văn hoá chia sẻ và đoàn kết cộng đồng trên toàn thế giới đã định hình lại cách thức hoạt động của các hoạt động từ thiện nhân đạo và từ thiện phát triển, trên mọi lĩnh vực, không chỉ sức khoẻ, mà còn biến đổi khí hậu, giáo dục, nhà ở,… và hơn thế nữa. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Nhằm tạo ra một không gian mở để các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, quỹ và các cá nhân quan tâm cùng nhau chia sẻ kiến thức, cơ hội và thách thức gặp phải trong quá trình thực hiện các hoạt động từ thiện phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) đã phối hợp cùng với Quỹ Hoà bình và Phát triển TP.HCM (HPDF), Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường và cộng đồng (Live&Learn), và Trung tâm Sức khoẻ gia đình và Phát triển cộng đồng (CFC Vietnam) tổ chức Hội thảo “Từ thiện phát triển – Xu hướng trong và sau Covid 19”. 

Phát biểu khai mạc chương trình, chia sẻ về sự biến chuyển của từ thiện phát triển trong đại dịch COVID 19, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD chia sẻ: ”Hơn bao giờ hết, chúng ta cảm nhận dòng chảy của các hoạt động nhân đạo và từ thiện phát triển đang mạnh mẽ cuộn trào, làm thay đổi các quan niệm, các cách tiếp cận và phương pháp từ thiện. Từ thiện cá nhân không chỉ còn là việc “cho đi” từ cảm xúc cảm động nhất thời, COVID-19 đã kích hoạt trách nhiệm của cộng đồng và sự đoàn kết, sự an toàn hay sự phát triển của mỗi cá nhân gắn chặt với sự an toàn của cả cộng đồng.

Đó là khi doanh nghiệp không chỉ tham gia từ thiện như một trách nhiệm xã hội, có thể là một việc phụ thêm đóng góp cộng đồng, mà cần nhìn nhận lại đó là chiến lược để phát triển, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng trong thời đại mới, một nền kinh kế chuyển đổi đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, dịch vụ mà còn là giá trị và trách nhiệm. Đừng coi từ thiện phát triển là cuộc chơi của doanh nghiệp lớn, đợi lớn mới thực hiện, mà hãy thực hiện từ thiện phát triển để lớn.

Đại dịch COVID và các thiên tai địch hoạ 2020 này cũng là khi các cá nhân và tổ chức xã hội nhìn nhận lại công việc từ thiện phát triển để đáp ứng những nhu cầu biến đổi của cộng đồng, các hoạt động chuyển mình từ tự phát, sang nhu cầu tăng tính chuyên nghiệp, hiệu quả, minh bạch, có trách nhiệm giải trình, ứng dụng công nghệ và là sự chung sức đồng lòng của nhiều bên liên quan, không thể là hoạt động độc quyền".

Cung cấp cho hội thảo hiểu biết rõ hơn về từ thiện phát triển và văn hoá từ thiện, bà Tôn Nữ Thị Ninh – Chủ tịch Quỹ Hoà bình và Phát triển TP.Hồ Chí Minh đã chia sẻ về khái niệm từ thiện phát triển và văn hoá từ thiện. Bà cũng nhấn mạnh: “Từ thiện là một hoạt động không thể thiếu trong sự phát triển của xã hội, và bản thân hoạt động từ thiện cũng không bất biến mà vận động thay đổi theo xu thế của xã hội. Hệ sinh thái từ thiện phát triển rất rộng lớn, có thể xem như một ngôi nhà lớn, một ngôi nhà chung mà trong đó mỗi chúng ta là một chủ thể cần chung tay, chung sức để giúp hệ sinh thái ấy phát triển cao hơn, phức hợp hơn".

Từ những khái niệm này, phiên thảo luận thứ nhất của Hội thảo với chủ đề “Hiện trạng và xu hướng từ thiện trong bối cảnh Covid-19” đã diễn ra với sự điều phối của bà Nguyễn Thuỳ Dương – Giám đốc Talent Pool và sự tham gia của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Ý Như – Trưởng phòng Truyền thông và Đối ngoại, Công ty Coca Cola Việt Nam;  Bà Nguyễn Hoàng Anh – Giám đốc hoạt động, Trung tâm CFC Việt Nam và Bà Phạm Kiều Oanh – Giám đốc CSIP.

Bà Nguyễn Hoàng Anh chia sẻ: “Đại dịch Covid-19 và một chuỗi những thiên tai gần đây khiến chúng ta giật mình về những kĩ năng, khả năng ứng phó, đặc biệt là của nhóm những người yếu thế, những người mà khả năng tiếp cận còn giới hạn. Về dài hạn, những hoạt động từ thiện phát triển cần được đẩy mạnh để nâng cao khả năng ứng phó cho nhóm yếu thế song song với những hoạt động từ thiện nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp.”

Từ cương vị của Công ty Coca-Cola – đơn vị đã có nhiều năm hoạt động từ thiện và các dự án xã hội, bà Nguyễn Thị Ý Như nhấn mạnh: “Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có mong muốn và nhu cầu làm những việc tốt, giúp ích cho mọi người và cho xã hội. Đại dịch Covid-19 tác động đến hoạt động và tài chính của đại đa số doanh nghiệp và điều này khiến cho việc thực hiện dự án xã hội hoặc từ thiện có phần hạn chế. Bản thân doanh nghiệp hay tổ chức khi vận hành đều hướng tới sự trường tồn, vì vậy việc hướng tới phát triển bền vững lâu dài luôn là ưu tiên hàng đầu. Các hoạt động từ thiện nhân đạo và từ thiện phát triển không loại trừ nhau mà sẽ bổ sung cho nhau. Với chúng tôi, một trong các nỗ lực để tạo nên sự phát triển bền vững là làm sao cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không gây ra những tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ tương lai.”

“Những xu hướng và Giải pháp cho các hoạt động từ thiện trong và sau Covid –19” là chủ đề của phiên thảo luận thứ 2 tại Hội thảo với những chia sẻ của Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Ông Nguyễn Lâm Thanh – Giám đốc Chính sách Tiktok Việt Nam; Bà Đậu Thuý Hà – Chủ tịch OCD và Kid Online; Bà Nguyễn Võ Trúc Giang – Giám đốc Truyền thông và Phát triển Quỹ Làng Trẻ em SOS Việt Nam. Phiên thảo luận do bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng MSD điều phối.

Trước vấn đề “Xu hướng gây quỹ từ cộng đồng trên các nền tảng mạng xã hội trong thời đại 4.0”, ông Nguyễn Lâm Thanh phát biểu: “Cùng với sự bùng nổ của Internet và các mạng xã hội, việc sử dụng mạng xã hội để truyền tải thông điệp, gây quỹ cộng đồng đang được nhiều tổ chức và cá nhân sử dụng với nhiều phương thức khác nhau. Các nền tảng mạng xã hội lớn hiện nay đều đang có những chương trình để thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách hỗ trợ cho các chương trình từ thiện phát triển và gây quỹ của các cá nhân, tổ chức.”

Sau 2 phiên thảo luận toàn thể, các đại biểu tham dự đã được chia thành các nhóm để thảo luận sâu hơn về những đặc điểm, cơ hội và thách thức đặc thù mà các tổ chức đã và đang gặp.

T.Nguyên

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024
Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024

Chiều 29/03, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, 01 Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư – 2024. Hội nghị nhằm giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, tạo điều kiện để các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu về cơ chế, chính sách ưu đãi và môi trường đầu tư của Bình Định…  

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.