Doanh nghiệp: “Ngại” thi hành án
Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ có khoảng 30% số DN lựa chọn phương án khởi kiện ra tòa án và sử dụng cơ quan thi hành án để thu hồi nợ; có không ít DN tìm đến “xã hội đen” để đòi nợ. Thực tế này, khiến nhiều người không khỏi giật mình…
Cực chẳng đã…
Việc tìm đến “xã hội đen” để thu nợ là trái pháp luật, rủi ro cao, chi phí lớn, được ít mất nhiều. Thứ mà DN có được khi sử dụng biện pháp này chỉ là cái “được” rất nhỏ nhưng lại mất đi vị thế, hình ảnh của mình với các đối tác, xã hội. Đồng thời, cũng là biểu hiện của sự bất lực trong kinh doanh yếu kém, chưa kể đến văn hóa của DN, doanh nhân.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do tình hình kinh tế - xã hội khó khăn, nền kinh tế trầm lắng, vay ngân hàng khó khăn, nhiều DN chiếm dụng vốn của nhau tạo nên phản ứng dây chuyền nợ nần, cá lớn nuốt cá bé…
Do vậy, một số DN trở thành nạn nhân bị mất vốn, bị chiếm dụng vốn dẫn đến nguy cơ phá sản mà không biết kêu ai. Đứng trước ngưỡng cửa đó, DN phải tìm cách để tự giải thoát bằng những lựa chọn tự cứu mình. Đến với con đường chính thống, DN chọn con đường khởi kiện ra tòa án để mong được pháp luật bảo vệ. Nhưng việc khởi kiện trên thực tế có nhiều rắc rối, phát sinh trong quá trình tố tụng, khâu cuối cùng là việc tổ chức thi hành án thì thủ tục rườm rà, không có thời hạn xác định đến giai đoạn kết, phát sinh nhiều loại chi phí (bao gồm cả chi phí chính thức và không chính thức…), dẫn đến việc thu hồi nợ cho DN sẽ kéo dài thời gian xử lý nợ, gây căng thẳng cho các bên liên quan. Khi niềm tin vào pháp luật bị lung lay, trường hợp bất đắc dĩ, DN tự tìm đến “xã hội đen” trong một chừng mực nào đó cũng là một điều dễ hiểu và DN tự tìm lối thoát để tự giải cứu mình.
Vấn đề này không chỉ là lỗi của DN, mà còn là lỗi của các đối tượng khách nợ. Cần phải phê phán cả DN không chịu trả nợ, trách nhiệm này đòi hỏi các nhà làm luật, nhất là các cơ quan, người thực thi pháp luật cần thiết phải xem lại hệ thống pháp luật đã được ban hành để chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế nhằm lấy lại niềm tin của người dân đối với pháp luật. Điều đó sẽ tạo nên một sân chơi thật sự bình đẳng cho DN có thể yên tâm làm ăn phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Nút thắt từ chính sách?
Từ thực tế cho thấy, cần thiết phải sớm nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để kịp thời hoàn thiện hơn về pháp luật nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành án, nâng cao kỷ luật, kỷ cương pháp luật. Để làm được điều này, cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp, chú trọng đến 2 vấn đề chính là các quy định của pháp luật và yếu tố con người trong hoạt động thi hành án dân sự.
Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thi hành án, phải có chế tài đủ mạnh để cán bộ thi hành án, chấp hành viên tổ chức thi hành án mà không bị cản trở, không bị quá nhiều lệ thuộc vào các cơ quan hữu quan. Cần có cơ chế phối hợp, kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng, cũng như toàn xã hội đối với hoạt động thi hành án như tạo hành lang pháp lý cho luật sư có quyền tham gia đầy đủ vào các giai đoạn thi hành án. Cần quy định rõ hơn về quyền tham gia khiếu nại, khởi kiện hành chính, các quy định giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan thi hành án (hiện nay việc giải quyết khiếu nại do các cấp thi hành án thực hiện nên còn mang tính nội bộ, thiếu khách quan, bao che, kéo dài dẫn đến không nghiêm)…
Bên cạnh đó, vấn đề con người luôn là nhân tố quyết định đến mọi thành công. Vấn đề nhân lực của ngành thi hành án đang có nhiều bất cập, chưa phát huy được sức mạnh, chưa cụ thể trách nhiệm cho mỗi cán bộ chấp hành viên nên kết quả thi hành án thấp. Phải đổi mới tư duy lãnh đạo quản lý từ lãnh đạo tổng cục thi hành án, đến các chi cục trong việc tổ chức thi hành án; phải có giải pháp phân cấp, phân quyền, phải làm sao để cán bộ thi hành án ý thức trách nhiệm cao, ý thức đóng góp xây dựng pháp luật, họ phải tự hào, thấy vinh dự là người thực thi pháp luật ở khâu cuối cùng - khâu quan trong nhất thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.
Trong một xã hội hội nhập và phát triển, rủi ro trong kinh doanh là khó tránh khỏi, dù không muốn đụng chạm đến pháp luật, đến tòa án nhưng vẫn khó tránh khỏi. DN phải tự cứu mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, khi xảy ra tranh chấp, cần nhờ luật sư trợ giúp tư vấn thường xuyên; khi phải khởi kiện, cần sự tư vấn của luật sư hoặc ủy quyền cho luật sư có kinh nghiệm trong quá trình tranh tụng và thi hành án. |
LS. Xuân Tiền
Bài viết khác
Không nên coi máy điều hòa là hàng xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt
Đại biểu Quốc hội cho rằng, xăng dầu, điều hoà nhiệt độ là mặt hàng thiết yếu, được người dân tiêu dùng nhiều nên đề nghị không đưa vào diện phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
TP. Hồ Chí Minh: Xử lý các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ, khen thưởng tổ chức, cá nhân có sáng kiến tháo gỡ khó khăn
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai các biện pháp xử lý các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công, thi công chậm tiến độ; công trình, trụ sở, công sở không sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả.
Đà Nẵng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các Dự án nhà ở xã hội
Tại TP. Đà Nẵng việc phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại tiến độ đều rất chậm do gặp những khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ. Điều này, càng kéo dài nỗi lo toan của những đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội, trong khi giá nhà đất ngày một lên cao.
Bắc Giang: Phổ biến các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024
Sáng 21/11, tại hội trường UBND TP Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị trực tuyến 3 cấp phổ biến các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024.
Phải khắc phục việc nhiều mỏ cát chưa đạt tiêu chuẩn
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, khu vực ĐBSCL đang triển khai 4 dự án đường bộ cao tốc gồm: Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu, Mỹ An - Cao Lãnh. Đến nay, 3 dự án đang tổ chức thi công, riêng dự án Mỹ An - Cao Lãnh đang hoàn thiện thủ tục, dự kiến khởi công đầu năm 2025.
Kiên quyết xử lý, thay thế, điều chuyển cán bộ để dự án chậm tiến độ, gây lãng phí
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ kiên quyết xử lý, thay thế hoặc điều chuyển công việc đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, để dự án chậm tiến độ, gây lãng phí.
Cần xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo
Góp ý chính sách tiền lương trong dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Thích Thanh Quyết và đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo.
Nghệ An chuyển đổi hơn 25 ha đất rừng để triển khai 4 dự án trọng điểm
Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã thông qua chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 25 ha đất rừng sang mục đích khác nhằm phục vụ việc thực hiện 4 dự án quan trọng trên địa bàn tỉnh.
TP. Hồ Chí Minh sắp lập mới 2 Ban quản lý và Trung tâm phát triển quỹ đất
Việc thành lập các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và Trung tâm phát triển quỹ đất để thực hiện các dự án trọng điểm theo Nghị quyết 98 của Quốc hội.
Hà Nội xem xét, quyết sách nhiều nội dung quan trọng để triển khai Luật Thủ đô
Sáng 19/11, HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024 và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐND TP. Hà Nội.