Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Đổi chủ” ghế nóng: Hướng đến chuẩn mực quốc tế?

Lãnh đạo nhiều ngân hàng đã chọn việc rời “ghế nóng” của mình tại nhà băng để quay về điều hành doanh nghiệp, theo quy định của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ ngày 15/1/2018.

 

Ông chủ  rời “ghế nóng”…

Trong khi nhiều ông chủ nhà băng chọn ở lại NH như Đỗ Minh Phú (Chủ tịch TPBank), bà Thái Hương (Chủ tịch BacA Bank), Dương Công Minh (Chủ tịch Sacombank)..., thì cũng có không ít sếp rời “ghế nóng” về điều hành DN.

“Đổi chủ” ghế nóng: Hướng đến chuẩn mực quốc tế? - Hình 1

Ảnh minh họa

Tại ĐHCĐ năm 2018, NH TMCP Kiên Long (Kienlongbank), ông Võ Quốc Thắng đã chính thức thôi chức Chủ tịch NH này để chọn ở lại Đồng Tâm Group. Tuy nhiên, ông Thắng vẫn hoạt động tại Kienlongbank với vai trò cố vấn.

ĐHCĐ năm nay, ABBank bắt đầu bước sang một nhiệm kỳ mới, vì vậy những biến động thay đổi nhân sự HĐQT cũng không tránh khỏi. Theo đó, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT chính thức chia tay “ghế nóng” để tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán An Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xi măng Thăng Long…

Đánh giá về tác động của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng với “ghế nóng” NH, giới chuyên gia cho rằng, quy định này là bước tiến mới nhằm "chặt vòi" bạch tuộc của sở hữu chéo, đảm bảo minh bạch, an toàn trong hoạt động của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng trong tình hình mới… Do đó, khi luật có hiệu lực, thị trường sẽ chứng kiến nhiều thay đổi trong bộ máy lãnh đạo cấp cao NH, khi buộc phải từ bỏ một trong 2 chức vụ quan trọng.

Tuy nhiên, việc thay đổi nhân sự HĐQT NH - sẽ không lập tức tạo thành “làn sóng”, bởi dù luật có hiệu lực từ tháng 1, nhưng vẫn cho phép các ông chủ DN được kiêm nhiệm chức năng đến hết nhiệm kỳ khi tổ chức ĐHCĐ theo quy định. Chỉ các NH bắt đầu nhiệm kỳ mới từ sau năm 2018, buộc phải thực hiện.

Chẳng hạn, dù đã tổ chức ĐHCĐ năm 2018, song bà Nguyễn Thị Phương Thảo vẫn kiêm nhiệm, vừa là Tổng giám đốc VietJet Air và Phó chủ tịch HĐQT HDBank; ông Nguyễn Tiến Dũng đồng thời là Chủ tịch HĐQT NCB và Chủ tịch Tập đoàn Gami; ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT NH TMCP quốc tế Việt Nam (VIB), đồng thời vẫn giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Mareven Food Holdings…

Trao đổi với PV, ông Đoàn Thái Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (NHNN) cho biết: “Để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của DN hay NH, trong nhiệm kỳ hiện tại, chủ DN có thể vẫn làm lãnh đạo NH, nhưng hết nhiệm kỳ thì phải lựa chọn đi hay ở”.

Kỳ vọng sự chuẩn mực

Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng quy định, chủ tịch HĐQT của NH không được đồng thời là chủ tịch, thành viên HĐQT, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc của DN. Quy định này, khiến hàng loạt lãnh đạo NH buộc phải lựa chọn hoặc là đứng ở NH, hoặc chuyển qua DN.

Đương nhiên, việc buộc phải chọn “ghế nóng” tại NH hay DN, không phải là vấn đề quá lớn đối với những người này. Bởi điểm chung giữa họ đều là cổ đông sở hữu lượng lớn cổ phiếu ở NH. Vì thế, việc đi hay ở thì họ vẫn nắm phần chi phối lớn ở cả DN hay NH.

Thực tế, nhiều người trong số họ cho biết rời vị trí “ghế nóng” nhưng sẽ làm cố vấn cho NH.

Do vậy, nhiều ý kiến lo ngại kẽ hở này có thể giúp các sếp nhà băng “lách” quy định mới về chức danh lãnh đạo NH. Việc từ bỏ “ghế” lãnh đạo, có thể chỉ có ý nghĩa trên giấy tờ.

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, quy định của Luật Các tổ chức tín dụng là cần thiết và phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, để quy định trên phát huy hiệu quả, thì các cơ quan chức năng cần có sự truy xét, theo dõi thường xuyên để bảo đảm những vị lãnh đạo sau khi đã chọn ở lại NH hoặc DN không còn ảnh hưởng hay nắm quyền kiểm soát với bên còn lại, thông qua người đứng mũi chịu sào trên danh nghĩa.

Theo các chuyên gia, xu hướng “đổi chủ” ghế nóng NH, DN được dự báo sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới. Kỳ vọng, tới đây, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam sẽ hoạt động hiệu quả, lành mạnh và chuyên nghiệp hơn, tiến gần đến các chuẩn mực quản trị quốc tế.

Thế Long - Huyền Anh

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ Brazil trong quý I/2024
Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ Brazil trong quý I/2024

Trong 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Trong đó, Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.

Giá lúa gạo hôm nay 18/4: Biến động trái chiều
Giá lúa gạo hôm nay 18/4: Biến động trái chiều

Hôm nay 18/4, giá lúa gạo thị trường trong nước tăng giảm trái chiều giữa các giống lúa, nhiều loại gạo chợ lẻ đồng loạt tăng 1.000 đồng. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ổn định.

Hàng loạt cổ đông lớn và lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đã thực hiện bán ra giảm sở hữu
Hàng loạt cổ đông lớn và lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đã thực hiện bán ra giảm sở hữu

Lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) bán ra gần hết cổ phiếu sau nhịp tăng 45,2% từ đáy.

Bình Định và các tỉnh Nam Lào triển lãm trực tuyến các sản phẩm đặc trưng
Bình Định và các tỉnh Nam Lào triển lãm trực tuyến các sản phẩm đặc trưng

Ngày 18/4, tỉnh Bình Định và các tỉnh phía Nam, nước Cộng hòa DCND Lào đã khởi động Ngày hội Triển lãm trực tuyến các sản phẩm đặc trưng. 360 sản phẩm đặc trưng của gần 200 doanh nghiệp Bình Định và các tỉnh Nam Lào đã được giới thiệu, quảng bá đến người tiêu dùng…  

Bảo hiểm Agribank với chương trình thiện nguyện “Cùng em đến trường”
Bảo hiểm Agribank với chương trình thiện nguyện “Cùng em đến trường”

Đoàn thiện nguyện của Bảo hiểm Agribank đã đến giao lưu và tặng quà các em học sinh tại Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Khấu Ly, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

Vĩnh Long triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024
Vĩnh Long triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Vĩnh Long, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Long vừa tổ chức Hội nghị triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024.