Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự án nhà máy điện làm "nóng" nghị trường

Các dự án điện khu vực đồng bằng sông Cửu Long còn chậm trễ, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Đề xuất ghi rõ chứng nhận hàng Việt

Sáng nay 7/11, Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn với sự đăng đàn của  Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời chất vấnBộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời các câu chất vấn của đại biểu Quốc hội đã nêu tại hội trường vào cuối phiên chất vấn ngày 6/11. 

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trình bày về những nội dung đã triển khai nhằm bảo vệ thương hiệu hàng hóa Việt Nam, chống gian lận xuất xử, các hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa như chương trình xúc tiến thương mại vùng núi, vùng sâu vùng xa, đề án phát triển thương mại nông thôn...  nhằm giúp doanh nghiệp ổn định kinh doanh, phát triển sản xuất... Bộ trưởng cũng trao đổi về vụ việc Khải Sill, Asanzo, vụ nhập khẩu số lượng lớn nhôm gần đây.

Về việc thời gian qua chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng chỉ rõ các nguyên nhân chủ quan trong quản lý nhà nước (đã có các chủ trương nhưng chưa thực hiện được nhiều và chưa đồng bộ, có trách nhiệm của Bộ Công thương), chưa có sự chủ động của doanh nghiệp và các ngành hàng. Về định hướng, thời gian tới cần tập trung cho công nghiệp cơ bản, công nghệ chê tạo, công nghiệp phụ trợ... và khai thác tốt các hiệp định thương mại tự do.

Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Trần Anh Tuấn cho biết: Những hành vi có dấu hiệu gian lận thương mại, như vụ Khai Silk, hay câu chuyện trong việc ghi xuất xứ giá trị gia tăng như câu chuyện Asanzo. Bộ Công thương đề xuất Chính phủ ghi rõ chứng nhận hàng Việt Nam.

Đồng thời, tổ chức xây dựng thông tư có ý kiến của các bộ, ngành. Sau một năm xây dựng, dự thảo thông tư chứng nhận xuất xứ hàng hoá. Lấy ý kiến phản biện của doanh nghiệp, người dân và các tổ chức. Việc lấy ý kiến đã qua 2 vòng và có ý kiến khá đầy đủ. Phạm vi điều chỉnh thông tư này nghiên cứu kỹ hơn nữa, tránh tình trạng ảnh hưởng đến lợi ích của chúng ta trên thương mại quốc tế. Vì dựa trên quy tắc xuất xứ.

Phải siết chặt hơn nữa chứng nhận ưu đãi xuất khẩu đi nước ngoài. Đây là vấn đề phải nghiên cứu. Tuỳ trong từng ngành sản xuất, các sản phẩm hàng hoá có đặc thù khác nhau. Cơ sở như thế nào thực sự hữu ích và cần thiết trong quá trình hội nhập. Đây là yêu cầu mới trong quá trình xây dựng văn bản. Tiếp tục cùng bàn, soạn thảo, cùng các ngành tiếp thu ý kiến để báo cáo Chính phủ.  

Đề án phát triển thị trường trong nước ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Đề án thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chương trình thương mại điện tử quốc gia, chương trình khuyến công quốc gia, các chương trình dự án an toàn thực phẩm, đề án phát triển thương mại nông thôn… Lồng ghép nhiều chương trình đề án khác để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh và hội nhập quốc tế.

Để làm tốt hơn nữa, chắc chắn có sự tham gia phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành.  

Về sản phẩm lô nhôm và kho hải quan của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Câu chuyện này thực tế Bộ Công Thương nắm được sự việc từ cuối 2016. Đầu năm 2017, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công An, trên thực tế, một doanh nghiệp đầu tư tại Trung Quốc đầu tư nhôm thỏi, nhôm hình, phục vụ xuất khẩu.

Qua kiểm tra tại thời điểm đó, các sản phẩm nhôm này chưa có gì đột biến. 82% sản phẩm không phải cấp chứng nhận xuất xứ, trừ Hoa Kỳ. Vì vậy, trên thực tế, thị trường Hoa Kỳ có khối lượng đi rất thấp chỉ 10%, giá trị cung cấp CO chỉ là 3%. Đoàn kiểm tra chưa phát hiện sai phạm về CO. Vì vậy Bộ Công thương trao đổi với Bộ Tài chính tăng cường giám sát. Đề nghị cơ quan chức năng khi cấp CO phải kiểm soát nghiêm khắc các tiêu chuẩn, tiêu chí chung, nhất là đi Hoa Kỳ.  

Từ năm 2017 đến nay, trên thực tế hoạt động xuất khẩu đi Trung Quốc không đáng kể, hầu như không sang Hoa Kỳ, không gây ra vướng mắc quan hệ quốc tế của ta với Hoa Kỳ.

Một số ý kiến nêu lên chuyển thành hàng hóa tiêu thụ tại Việt Nam, liên quan đến Luật Hải quan, đã là thủ tục hải quan chờ xuất khẩu ra nước ngoài và ngược lại. Theo quy định thì hàng hóa lưu giữ 12 tháng, cơ quan thực hiện rà soát chặt chẽ với những hoạt động này. Nếu như tiêu thụ trong nước, chắc chắn thực hiện trong nước thì phải áp thuế.

Năm 2021 sẽ triển khai cơ chế mới với điện gió, điện mặt trời

Tiếp tục trả lời các chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết: Về vấn đề điện gió, tới sau tháng 11/2021, chúng ta sẽ áp dụng cơ chế mới nhằm khắc phục những hạn chế của các quy định cũ, vẫn tiếp tục tiếp nối những mặt tích cực trong quy định cũ nhưng sẽ có điều chỉnh để tạo môi trường công bằng và minh bạch cho các nhà đầu tư liên quan. Vấn đề điện mặt trời cũng như vậy. Bộ trường cũng điểm tên một số dự án liên quan, ví dụ Nhà máy điện Bạc Liêu đã chờ 18 tháng chờ đợi.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu cho biết thời gian cụ thể với dự án Nhà máy điện Bạc Liêu.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Ngay sau khi có ý kiến bổ sung của Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Chính phú, Bộ sẽ triển khai dự án. Đây là dự án có tầm quan trọng với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Dù không thể cung cấp thời gian cụ thể vì chờ ý kiến bổ sung của Thủ tướng và Thường trực Chính phủ, nhưng Bộ Công thương mong muốn ngay đầu năm 2020 sẽ được triển khai.

Dự án nhà máy điện làm "nóng" nghị trường

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết: Về Dự án Nhà máy điện Bạc Liêu, ngày 7/3, Bộ Công thương đã có văn bản 1480 báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bổ sung Nhà máy điện này và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Ngày 29/8, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp yêu cầu Bộ Công thương bổ sung quy hoạch và quy hoạch liên quan tới khu vực Long Xuyên, Cà Ná.

Phó Thủ tướng đã có thông báo kết luận yêu cầu Bộ Công thương rà soát, bổ sung khía cạnh liên quan tới nhà máy điện Bạc Liêu cũng như các dự án khác để đảm bảo hiệu quả, đánh giá tác động, tới cân đối, mặt bằng giá điện.

Ngày 23/9, Bộ Công thương có văn bản gửi các bộ liên quan để lấy ý kiến bổ sung với dự án này. Ngày 30/10, Bộ Công thương gửi văn bản 8224 gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan các trung tâm điện lực, trong đó có dự án Nhà máy điện Bạc Liêu.

Đã có 2 lần báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để xem xét bổ sung.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt câu hỏi: Riêng dự án Nhà máy Bạc Liêu, bao giờ giải quyết, rất chậm 18 tháng rồi? Đây là dự án của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời: Chúng tôi đã báo cáo 2 lần với Chính phủ và hiện, theo ý kiến Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, chúng tôi đã hoàn tất báo cáo bổ sung. Đang đợi Chính phủ, thường trực Chính phủ cho ý kiến bổ sung.

"Thời điểm bao giờ khởi công, bản thân Bộ Công thương rất mong muốn sớm có quyết định bởi thực tế ta đang thiếu điện và chúng ta đang rất cần. Tôi chắc không thể nói về thời gian, đợi ý Chính phủ, Thường trực Chính phủ cho ý kiến, cố gắng đầu năm 2020 theo hiểu biết của tôi", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Tiếp tục tìm kiếm giải pháp cho dự án điện

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) tranh luận: Dự án điện Long Phú tới giờ này có khả năng thất bại, sẽ gia nhập "câu lạc bộ nghìn tỷ". Vấn đề hiện nay là phải tập trung cho dự án điện Bạc Liêu để đảm bảo cho đời sống và sản xuất của người dân, doanh nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ trưởng Tuấn Anh cho biết: Dự án điện Long Phú có tổng thầu Nga, đến nay tiến độ đạt 77,5%. Gần đây có vấn đề phát sinh khiến cho năng lực của tổng thầu không đủ để tiếp tục thực hiện, chúng ta đang tính tới phương án tiếp quản lại dự án này. Việc giải quyết cần sự phối hợp của hai Chính phủ, và đến nay đang tiếp tục tìm kiếm giải pháp.

Bộ Công thương trong trách nhiệm của mình đã thực hiện đôn đốc, cùng các đơn vị bộ ngành khác thúc đẩy tìm kiếm các giải pháp và làm việc với chính phủ Nga để tiếp tục giải quyết vướng mắc.

Ngay sau khi Bộ trưởng Bộ Công thương trình bày về các dự án điện đang trì trệ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu: Như vậy là các dự án điện khu vực đồng bằng sông Cửu Long còn chậm trễ, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Nội dung  này đề nghị Chính phủ sẽ có câu trả lời vào chiều nay. 

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

ASEAN có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới
ASEAN có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới

Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Nhiều nước EU không dám mạo hiểm cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine
Nhiều nước EU không dám mạo hiểm cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine

Patriot là hệ thống tên lửa dẫn đường có thể đánh chặn máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Tuy nhiên, để sản xuất một hệ thống Patriot cần nhiều thời gian, có thể lên tới 2 năm.

Đề xuất bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
Đề xuất bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi) vẫn giữ nguyên 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng nhưng đã thu hẹp, bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Cuộc thi tài năng khởi nghiệp toàn cầu cho sinh viên L’Oréal Brandstorm lần thứ 32
Cuộc thi tài năng khởi nghiệp toàn cầu cho sinh viên L’Oréal Brandstorm lần thứ 32

Đội chiến thắng vòng loại cấp quốc gia sẽ đại diện cho Việt Nam bước vào Vòng thi chung kết quốc tế diễn ra tại Luân Đôn vào ngày 19-20/6/2024. Họ sẽ cạnh tranh với 41 đội khác từ khắp nơi trên thế giới để dành lấy cơ hội khởi nghiệp nội bộ kéo dài 3 tháng tại Trụ sở chính của L'Oréal tại Paris. 

Lần đầu tiên tổ chức Giải cờ tướng Bát Kiệt - Hương trà Thái Nguyên
Lần đầu tiên tổ chức Giải cờ tướng Bát Kiệt - Hương trà Thái Nguyên

Nhằm góp phần thúc đẩy phong trào rèn luyện thể thao trí tuệ và giới thiệu hình ảnh tươi đẹp về Thái Nguyên với bạn bè cả nước, UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành kế hoạch về việc tổ chức Giải cờ tướng Bát Kiệt - Hương trà Thái Nguyên lần thứ 1 năm 2024.

Masan High-Tech Materials đạt doanh thu trên 14 nghìn tỷ đồng năm 2023
Masan High-Tech Materials đạt doanh thu trên 14 nghìn tỷ đồng năm 2023

Ngày 23/4, Masan High-Tech Materials (MHT) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên (AGM) năm 2023 tại Thái Nguyên với chủ đề “Fit for Future” (Thay đổi để thích ứng).