Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Du lịch dựa vào cộng đồng (Đông Giang, Quảng Nam): Hướng phát triển bền vững

Là huyện miền núi vùng Tây Bắc, tỉnh Quảng Nam, Đông Giang có hệ sinh thái đa dạng phong phú, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiều cánh rừng nguyên sinh, sông suối, hang động… Cùng với đời sống văn hóa phong phú của cộng đồng các dân tộc Kinh, Cơ Tu - đã tạo cho Đông Giang nhiều tiềm năng lợi thế lớn để khai thác du lịch cộng đồng.

Du lịch dựa vào cộng đồng (Đông Giang, Quảng Nam): Hướng phát triển bền vững - Hình 1

Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, Đinh Văn Hươm

Du lịch dựa vào cộng đồng (Đông Giang, Quảng Nam): Hướng phát triển bền vững - Hình 2

Trung tâm Hành chính huyện Đông Giang

Trong đó, làng du lịch Bhơ Hồông và Đhrôồng là 2 điển hình du lịch cộng đồng tiêu biểu mang tính đột phá du lịch của huyện Đông Giang - những ngôi làng lâu đời của đồng bào Cơ Tu.

Ngôi làng nằm sát QL 14G này luôn giữ được dáng vẻ truyền thống của người Cơ Tu, thu hút hàng triệu du khách ghé thăm mỗi năm. Những vật dụng thủ công tinh xảo do người Cơ Tu làm ra, đã trở thành món quà kỷ niệm đối với khách thập phương mỗi khi đặt chân đến vùng đất này. Chính điều đó, đã khích lệ người Cơ Tu làm ra nhiều sản phẩm để vừa tạo thu nhập, vừa giữ được nghề truyền thống.

Du lịch dựa vào cộng đồng (Đông Giang, Quảng Nam): Hướng phát triển bền vững - Hình 3

PV phỏng vấn người dân dệt thổ cẩm tại thôn

Giống như nhiều ngôi làng khác, nhà Gươl được xây dựng tại trung tâm của làng - là nơi tổ chức các sự kiện quan trọng của cộng đồng trong làng. Hết mùa rẫy, những người đàn ông trong làng đến đây đan lát. Đàn ông Cơ Tu nổi tiếng siêng năng và khéo tay. Nghề đan lát của người Cơ Tu, được truyền từ đời này sang đời khác.

Lối ứng tác, sáng tác tại chỗ, mượn hình ảnh ẩn dụ với hàm ý rất lịch thiệp là cách giao tiếp khá phổ biến với những người lớn tuổi. Còn với trai gái trong làng, hát lý là cách tỏ tình sâu kín nhất, hiệu quả nhất. Nhờ câu hát lý, nói lý, cộng thêm những vũ điệu múa tân tung da dá, mà những hiềm khích giữa làng này với làng khác được hóa giải.

Chính nét độc đáo rất riêng mà đồng bào Cơ Tu được Bộ VH-TT&DL xếp hạng là Di sản Văn hóa cấp quốc gia vào năm 2015. Nghệ nhân Bhling Bló ở xã Sông Kôn (Đông Giang) cho biết: "Từ lâu, chúng tôi đã có ý thức khôi phục lại bản sắc của dân tộc Cơ Tu từ khi có nghị quyết của Trung ương về khôi phục lại, bảo tồn bản sắc của dân tộc. Chúng tôi luôn  gìn giữ nét đẹp của tiếng Cơ Tu, nét đẹp văn hóa của đồng bào".

Du lịch dựa vào cộng đồng (Đông Giang, Quảng Nam): Hướng phát triển bền vững - Hình 4

Nhờ biết truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác nên đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam  giữ được bản sắc văn hóa riêng của cộng đồng. Không chỉ có cồng chiêng hay đan đát, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu, cũng được lưu giữ khá nguyên vẹn.

Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, Đinh Văn Hươm cho biết:

"Thời gian qua, Đề án Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025 và tầm nhìn đến 2030, tập trung vào những vấn đề, như: Phục hồi, xây dựng các nhà, làng truyền thống, các nhà gươl, củng cố, kiện toàn và phát huy hơn nữa đội cồng chiêng; tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng mô hình chữ viết, xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Vì vậy, công tác bảo tồn, gìn giữ văn hóa luôn được các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện quan tâm. Qua đó, đã có nhiều việc làm hết sức thiết thực như chủ động xây dựng được các sản phẩm tại địa phương.

Đến thời điểm hiện tại, đồng bào dân tộc Cơ Tu đã có nhiều sản phẩm được triển khai và thực hiện. Ngoài sự chủ động của địa phương, chúng tôi đã tranh thủ được nguồn lực của các tổ chức rộng khắp, nhằm định hướng - kết nối được sản phẩm với tour du lịch trong và ngoài tỉnh, tạo nên chuỗi liên kết để phát triển ngành du lịch tại địa phương.

 Khó khăn hiện nay đó là vốn phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng và khai thác các sản phẩm du lịch - vấn đề thiết yếu của huyện còn rất hạn chế nên còn sơ sài. Thứ nữa là cần phải thay đổi nhận thức và thói quen thường nhật của người dân”.

“Muốn làm được như vậy, trước hết, về chuyển đổi cơ cấu kinh tế thuần nông từ kinh tế nương rẫy - trở thành kinh tế dịch vụ du lịch, cần phải thay đổi nhận thức và thói quen thường nhật của người dân. Bên cạnh đó, cần phải có sự đầu tư hợp lý để đẩy mạnh ngành nghề truyền thống hiện có như dệt thổ cẩm, đan lát mây tre với nhiều mẫu mã sản phẩm và coi đây là nguồn thu nhập chính của người dân.

Ngoài sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống cộng đồng, cần khai thác thêm tài nguyên hiện có và mở rộng không gian sản phẩm du lịch liên hoàn, như: Du lịch sinh thái tài nguyên rừng; khai khoáng suối nước nóng; tận dụng mặt nước các lòng hồ thủy điện; xây dựng các khu nghỉ dưỡng và tổ chức các loại hình dịch vụ… Có như vậy, mới tạo ra được một sản phẩm phong phú làm hấp dẫn du khách”, ông Hươm nhấn mạnh.

Ông Hươm còn cho biết thêm: “Mới đây, tại Hội nghị phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên, diễn ra tại TP. Huế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao quyết định chủ trương đầu tư Dự án Khu du lịch sinh thái cổng trời Đông Giang cho Tập đoàn FVG. Dự án có tổng diện tích 120 ha, tổng vốn đầu tư lên đến hơn 400 tỷ đồng được kỳ vọng - sẽ tạo diện mạo mới cho huyện miền núi Đông Giang, cũng như kích cầu du lịch tại khu vực Tây Bắc Quảng Nam”.

Du lịch dựa vào cộng đồng (Đông Giang, Quảng Nam): Hướng phát triển bền vững - Hình 5

PV phỏng vấn cặp vợ chồng người Anh, hưởng tuần trăng mật tại LDLCĐ thôn Bhơ Hôồng, xã sông Kôn

Trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam về phía tây, thì Đông Giang là điểm đến hấp dẫn mà nhiều du khách trong và ngoài nước không thể bỏ qua. Huyện Đông Giang cũng đang xúc tiến, khai thác thêm nhiều điểm đến, nhiều loại hình du lịch mới hấp dẫn. Cùng với đó, những tuyến quốc lộ, tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên suốt kết nối từ Hội An, Đà Nẵng qua Đông Giang lên Tây Nguyên, Lào, Thừa Thiên Huế, là những sợi dây liên kết vùng, mở ra không gian du lịch Đông Giang ngày càng phát triển.

Người Cơ Tu, đã học cách làm du lịch cộng đồng. Những phụ nữ dệt thổ cẩm, giờ là những hướng dẫn viên du lịch thực thụ. Du khách đến đây, được thưởng thức ẩm thực truyền thống của cư dân địa phương và hòa mình vào không gian văn hóa truyền thống. Mỗi năm, có hàng vạn lượt khách đến với những ngôi làng văn hóa Cơ Tu này. Cộng đồng trong làng, thu về gần 1 tỷ đồng mỗi năm từ du lịch...

 Trọng Tâm - Hữu Văn

                                                                                                                                                                               

 

Tin mới

4 tháng đầu năm Cục QLTT Bắc Giang xử lý 211 vụ vi phạm
4 tháng đầu năm Cục QLTT Bắc Giang xử lý 211 vụ vi phạm

4 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã tổ chức kiểm tra được 307 vụ và xử lý 211 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tiền bán hàng hóa tịch thu, trị giá hàng hóa tiêu hủy hơn 2.6 tỷ đồng.

Tổng thống Mỹ ký ban hành luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine
Tổng thống Mỹ ký ban hành luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine

Nguồn ngân sách mới cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ nhanh chóng công bố gói viện trợ mới trị giá 1 tỷ USD dành cho Ukraine - bao gồm xe bọc thép, đạn cho các hệ thống phòng không, pháo binh, chống tăng...

Cục Thuế Hà Nội tăng cường kiểm tra người nộp thuế có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử
Cục Thuế Hà Nội tăng cường kiểm tra người nộp thuế có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử

Thông tin từ Cục Thuế Hà Nội cho biết, đơn vị đang tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, nhưng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, hay chưa đăng ký, kê khai, nộp thuế theo đúng quy định.

Học giả Argentina ca ngợi ngày thống nhất đất nước 30/4 của Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi ngày thống nhất đất nước 30/4 của Việt Nam

Học giả Argentina cho rằng, trên nền tảng chiến thắng năm 1975, nhân dân Việt Nam đã xây dựng đất nước ngày một phát triển, vị thế trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

Giá lúa gạo Việt Nam "hạ nhiệt" trong giai đoạn vừa qua là hợp lý
Giá lúa gạo Việt Nam "hạ nhiệt" trong giai đoạn vừa qua là hợp lý

Ngày 26/4, tại Cần Thơ, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Vấn đề giá lúa gạo giảm thời gian qua cũng được đưa ra thảo luận.

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”
Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”

Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) và phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).