Chiều 19/02, chủ trì cuộc họp với các bộ ngành về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, cần quy định rõ về giới hạn về công suất khai thác mỏ theo thiết kế phù hợp với nhu cầu thị trường; thống nhất cơ sở pháp lý về điều kiện thu hồi giấy phép khai thác mỏ, đóng cửa mỏ của pháp luật đầu tư, đất đai, môi trường, nông nghiệp.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp. Ảnh Văn Điệp/TTXVN.

Đồng thời, bổ sung quy định đánh giá tác động, cân nhắc giữa lợi ích bảo tồn, bảo vệ di sản văn hoá, tự nhiên, rừng với tài nguyên khai thác; phương án sử dụng lớp đất đá phát sinh trong quá trình khai thác mỏ. 

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu làm rõ khái niệm điều chỉnh cục bộ quy hoạch khai thác khoáng sản; xây dựng tiêu chí doanh nghiệp tham gia đấu thầu, đấu giá trong điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản; đánh giá đầy đủ giá trị, phương án khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản đi kèm với khoáng sản chính…

"Dự án Luật phải làm rõ khả năng giải quyết triệt để những vấn đề thực tiễn đặt ra; quán triệt tinh thần cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, rõ trách nhiệm, khắc phục tình trạng chia tách giữa quản lý quy hoạch, điều tra cơ bản với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đóng góp ý kiến cho dự án Luật, đại diện Bộ Tư pháp đề nghị đẩy mạnh đấu giá tài nguyên khoáng sản theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 10); làm rõ cơ sở, căn cứ khoa học về việc quản lý đất đá, cát, sỏi như khoáng sản; rà soát, bảo đảm tính khả thi trong thực hiện các quy định trong dự thảo Luật, thống nhất, đồng bộ với một số luật liên quan về đầu tư, quy hoạch, đấu giá, đất đai, tài chính…

Ảnh internet.
Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang xây dựng gồm 12 chương, 117 điều. Ảnh internet.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, các thủ tục đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản cần thống nhất, đồng bộ với Luật Đầu tư.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng đề nghị cần có đầu mối chịu trách nhiệm quản lý thống nhất trong điều tra, thăm dò địa chất, tài nguyên khoáng sản, đồng thời phân định rõ phạm vi, thẩm quyền quản lý của các bộ chuyên ngành về khai thác, chế biến, sử dụng… khoáng sản.

Đóng góp ý kiến về phân nhóm khoáng sản có giá trị cao, đại diện Bộ Xây dựng đề nghị làm rõ nội hàm loại khoáng sản vật liệu xây dựng công nghiệp, thông thường; đơn giản hoá thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng. 

Phó Thủ tướng lưu ý, cần quy định rõ về giới hạn về công suất khai thác mỏ theo thiết kế phù hợp với nhu cầu thị trường; thống nhất cơ sở pháp lý về điều kiện thu hồi giấy phép khai thác mỏ, đóng cửa mỏ của pháp luật đầu tư, đất đai, môi trường, nông nghiệp; đồng thời, bổ sung quy định đánh giá tác động, cân nhắc giữa lợi ích bảo tồn, bảo vệ di sản văn hóa, tự nhiên, rừng với tài nguyên khai thác.

Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ phương án sử dụng lớp đất đá phát sinh trong quá trình khai thác mỏ; làm rõ khái niệm điều chỉnh cục bộ quy hoạch khai thác khoáng sản; xây dựng tiêu chí doanh nghiệp tham gia đấu thầu, đấu giá trong điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản; đánh giá đầy đủ giá trị, phương án khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản đi kèm với khoáng sản chính…

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang xây dựng gồm 12 chương, 117 điều. Ảnh internet.
Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang xây dựng gồm 12 chương, 117 điều. Ảnh internet.

Theo đó, một số nhóm vấn đề Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến như: Phân nhóm khoáng sản để có giải pháp quản lý phù hợp theo hướng phân cấp mạnh cho địa phương, cắt giảm thủ tục hành chính; ngân sách nhà nước đầu tư điều tra cơ bản, thăm dò các loại khoáng sản quan trọng, chiến lược, có giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng lớn sau đó đấu giá quyền khai thác.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nêu một số vấn đề liên quan đến phạm vi điều chỉnh của luật trong hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản; quy định căn cứ, thẩm quyền cấp phép đấu giá quyền khai thác khoáng sản; phương pháp tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dựa trên sản lượng khai thác hàng năm; thẩm quyền đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia.

Một số ý kiến đề nghị làm rõ nội hàm loại khoáng sản vật liệu xây dựng công nghiệp, thông thường; đơn giản hóa thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; đánh giá tác động đối với quy định hạn chế hoạt động khai thác khoáng sản đối với khu vực rừng tự nhiên, phòng hộ, đặc dụng thay vì cấm như Luật Khoáng sản hiện hành...

Các đại biểu đề xuất cần có đầu mối chịu trách nhiệm quản lý thống nhất trong điều tra, thăm dò địa chất, tài nguyên khoáng sản; đồng thời phân định rõ phạm vi, thẩm quyền quản lý của các bộ chuyên ngành về khai thác, chế biến, sử dụng… khoáng sản.

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang xây dựng 12 chương, 117 điều sửa đổi toàn diện Luật Khoáng sản năm 2010. Đây là dự án Luật chuyên ngành khó, liên quan đến một số Luật khác như: Luật Đầu tư, Luật Quy hoạch và 1 số Luật khác, cần có sự thận trọng và bảo đảm tính thống nhất cũng như bám sát đúng tinh thần của Nghị quyết 10.

PV (t/h)