Theo báo cáo của ngành NN& PTNT tỉnh Hà Tĩnh, đến nay toàn tỉnh có gần 1.300 ha cây trồng/141 cơ sở được cấp giấy chứng nhận VietGAP còn hiệu lực. Trong đó có 512,35 ha cam; 40,55ha bưởi; 17,1 ha cây ăn quả hỗn hợp; 37,51 ha rau; 577 ha lúa; 59,44 ha chè, 28 ha sen.

Cam là một trong những cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân Hà Tĩnh.
Cam là một trong những cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân Hà Tĩnh.

Bên cạnh đó, Hà Tĩnh đã và đang chú trọng phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn liên kết chuỗi giá trị. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ còn hiệu lực với các sản phẩm thế mạnh như: lúa, bưởi, cam… góp phần tạo ra những giá trị mới trong sản xuất.

Nông nghiệp hữu cơ là một trong những hướng đi của nông nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Theo số liệu từ Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh, toàn tỉnh có gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ còn hiệu lực. Trong đó, cây lúa 11 ha; rau các loại 4,3ha; cam 38,5 ha; bưởi 6,7 ha; vườn cây ăn quả hỗn hợp 29,3 ha; cây hồng 3,72 ha…

Hiện nay, nhiều địa phương như huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh,... cũng đang tập trung phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ với gần 300 ha cây trồng các loại.

Qua đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, các loại cây trồng được cấp giấy chứng nhận VietGAP, các mô hình sản xuất hữu cơ và theo quy trình hữu cơ đều tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, thân thiện với môi trường.

Việc đầu tư xây dựng các mô hình đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Khánh Trình