Thị trường giữ đà tăng giá, Việt Nam đang xuất khẩu thuận lợi
Thị trường giữ đà tăng giá, Việt Nam đang xuất khẩu thuận lợi

Theo đó, báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), nguồn cung cao su toàn cầu chuyển sang thiếu hụt do Trung Quốc tăng cường mua vào. Ngành sản xuất ô tô Mỹ hồi phục tích cực cũng góp phần làm cho thị trường thêm sôi động.

Đại dịch Covid-19 bùng phát ở châu Á khiến cho việc thu hoạch mủ cao su gặp khó khăn bởi tình trạng thiếu nhân lực, gây khan hiếm nguồn cung.

Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ cao su lớn thứ 2 thế giới và là nước sản xuất cao su lớn thứ 6 thế giới đang phải đối mặt với khủng khoảng Covid-19. Bang Kerala, nơi sản xuất cao su lớn nhất của Ấn Độ đã áp lệnh phong tỏa từ đầu tháng 5/2021 do đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh.

Tại Thái Lan, nước sản xuất và xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới, làn sóng tái bùng phát dịch Covid-19 cũng đang diễn biến phức tạp.

Tại thị trường trong nước, giá cao su hôm nay ở Bình Phước dao động trong khoảng 333 - 378 đồng/độ đồng/độ mủ.

Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 350 đồng/độ mủ.

Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu tháng 6 cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại, tăng so với mức 13.000-14.000 đồng/kg cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, trong quý I/2021, tập đoàn thu lãi 1.216 tỷ đồng, gấp 3,6 lần cùng kỳ năm trước, trong đó, chỉ riêng doanh thu từ mủ cao su tăng mạnh từ 1.279 tỷ đồng lên 2.719 tỷ đồng do giá cao su đã tăng mạnh từ cuối năm 2020.

Tập đoàn đề ra mục tiêu năm 2021 doanh thu tăng 4% lên 26.914 tỷ đồng và lãi sau thuế giảm 10% xuống 4.654 tỷ đồng.

Giá cao su tăng, xuất khẩu thuận lợi giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành cao su khởi sắc. Điều này cũng giúp cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp ngành cao su tăng giá.

Đơn cử, mã chứng khoán DPR của Công ty TNHH MTV Cao su Đồng Phú chốt phiên 15/6 ở vùng giá 63.800 đồng/cổ phiếu, tăng tới 31% so với giữa tháng 4.

 Thanh Nguyễn