Nhân rộng mô hình sản xuất cà phê sạch. Ảnh: Nguyễn Quang
Nhân rộng mô hình sản xuất cà phê sạch. Ảnh: Nguyễn Quang.

Theo đó, mục tiêu cụ thể của kế hoạch đến năm 2025: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Đối với cấp xã, phấn đấu có ít nhất 97% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 về “Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành"; ít nhất 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội và tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới" thuộc Tiêu chí số 8; 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu số 15.2 về “Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên" thuộc Tiêu chí số 15.

Đối với cấp huyện, phấn đấu có ít nhất 60% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.5 về “Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên" thuộc Tiêu chí số 9. Phấn đấu 100% cán bộ quản lý các cấp tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nôngthôn mới được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyển đổi số.

Về phát triển kinh tế số, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn của Gia Lai: Ít nhất 70% xã có các hợp tác xã, 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số. Xã hội số trong xây dựng nông thôn mới của Gia Lai phấn đấu có ít nhất 40% đơn vị (cấp xã, huyện) cung cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu (y tế, giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh trật tự, môi trường, văn hóa) và tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng nông thôn mới thông qua ứng dụng trực tuyến; phấn đấu xây dựng ít nhất 01 mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh theo lĩnh vực nổi trội nhất (quy hoạch xây dựng, kinh tế, y tế, giáo dục, văn hoá, an ninh trật tự, du lịch nông thôn, thương mại điện tử...).

Đồng thời, Gia Lai có kế hoạch đề ra các nhóm nội dung và giải pháp thực hiện như: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức; đào tạo tập huấn kiến thức về chuyên đổi số trong xây dựng nông thôn mới; xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn; tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới; triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số; chuẩn bị dữ liệu và cập nhật cơ sở dữ liệu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; huy động nguồn lực triển khai Chương trình.

UBND tỉnh yêu cầu các các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố bám sát chỉ đạo của Trung ương và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để thực hiện Chương trình, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, tỉnh Gia Lai  yêu cầu triển khai đầy đủ, kịp thời các nội dung, giải pháp của Chương trình, đảm bảo hiệu quả, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế ở các địa phương. Thông qua triển khai Chương trình, từng bước hình thành nông thôn thông minh, nâng cao vai trò, hoạt động của cộng đồng thông qua áp dụng chuyển đổi số để xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu và bền vững; xác định rõ lộ trình, thời gian thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo đúng tiến độ, chất lượng; nêu cao tinh thần trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện Chương trình.

Ngoài ra, phải đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả và thống nhất giữa các ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phân công rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

PV(t/h)