Theo đó, các đơn vị:
Cần thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả các chương trình giáo dục thường xuyên, đa dạng hóa các chương trình giáo dục thường xuyên; tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cộng tác viên trong các cơ sở giáo dục thường xuyên;
Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục thường xuyên thiết thực, hiệu quả và tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục thường xuyên;
Công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện công tác xóa mù chữ, cần được tăng cường; gắn công tác xóa mù chữ với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ năm 2021 đến 2025, trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, các cơ sở giáo dục thường xuyên cần đổi mới công tác quản lý theo hướng chuyển từ quản lý hành chính sang quản lý chất lượng; chú trọng truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân và toàn xã hội về lợi ích, vai trò, tầm quan trọng của học tập thường xuyên, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; khuyến khích xã hội hóa đối với tổ chức, cá nhân đóng góp, đầu tư cho giáo dục thường xuyên …
Ngoài ra, các đơn vị cần đẩy mạnh một số hoạt động góp phần xây dựng xã hội học tập như: tiếp tục tham mưu chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”; thực hiện phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030”; tổ chức đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập” theo quy định; tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời”, “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” năm 2024 với các hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Thuận Yến - Thùy Linh