Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không điều chỉnh so với ngày hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ổn định ở mức 470 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% tấm hiện ở mức 567 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 545 USD/tấn.
Trong nước, giá lúa gạo hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang với cả lúa và gạo. Với mặt hàng lúa, ghi nhận tại các địa phương giao dịch lúa mới chậm, nông dân chào giá vững, giá lúa ít biến động.
Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa ổn định: IR 50404 giá dao động quanh mốc 6.700 - 6.900 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 giảm 200 đồng/kg ở giá 7.100 - 7.200 đồng/kg; Lúa OM 5451 giá ổn định 6.800 - 7.100 đồng/kg; Lúa OM 18 có giá 7.000 - 7.200 đồng/kg; OM 380 dao động từ 7.200 - 7.300 đồng/kg. Lúa Nhật ở mốc ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 7.600 - 7.700 đồng/kg và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.
Ghi nhận thị trường nếp không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Nếp đùm 3 tháng (khô) giữ nguyên giá so với giá từ 8.800 đồng/kg đến 9.000 đồng/kg. Ngoài ra, 9.000 - 9.200 đồng/kg là giá bán được áp dụng với nếp Long An (khô). Mặt khác, nếp 3 tháng (tươi) ổn định so với ngày hôm qua ở mức 7.300 - 7.500 đồng/kg và nếp Long An (tươi) tiếp tục ổn định trong ngày hôm nay.
Với thị trường gạo, tại các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay nhìn chung nguồn về đều, giao dịch ổn định, chất lượng đa dạng, nhiều gạo xấu, ít gạo đẹp. Cụ thể tại Sa Đéc (Đồng Tháp), gạo về đều, chất lượng khá, giao dịch ổn định, kho mua giá vững. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), giá ổn định, giao dịch cầm chừng.
Giá gạo hôm nay ổn định so với ngày hôm qua. Cụ thể, gạo nguyên liệu IR 504 hè thu ở mức 10.650 -10.750 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 ở mức 12.450-12.550 đồng/kg.
Tương tự, với mặt hàng phụ phẩm hôm nay không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Hiện, giá tấm IR 504 ở mức 8.800 - 9.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá cám khô duy trì ở mức 7.000 - 7.100 đồng/kg.
Trong tuần qua, giá gạo biến động theo hướng giảm vào đầu tuần và giữa tuần, cuối tuần đứng yên. Tại nhiều địa phương, giá gạo ít biến động, giao dịch cầm chừng, kho mua giá vững.
Tại các chợ lẻ, giá gạo không có điều chỉnh. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 20.000 đồng/kg; gạo Jasmine 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 20.000 đồng/kg; gạo tẻ thường dao động quanh mốc 15.000 - 16.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 20.000 - 21.000 đồng/kg; gạo Hương lài 20.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 18.500 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 20.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
Thị trường gạo chờ đợi thay đổi chính sách của Ấn Độ
Giá gạo xuất khẩu từ Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong một năm qua, và giá gạo Thái Lan cũng giảm trong tuần này do nhu cầu yếu, trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi khả năng Ấn Độ nới lỏng các hạn chế.
Các nhà giao dịch cho biết, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 565-570 USD/tấn vào ngày 11/7, mức thấp nhất kể từ ngày 27/7/2023 và giảm so với mức 575 USD/tấn của tuần trước. Một thương nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết hoạt động bán hàng vẫn chậm do người mua kỳ vọng Ấn Độ sẽ nới lỏng các hạn chế đối với xuất khẩu gạo".
Theo số liệu chính thức của hải quan, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng Sáu giảm 40% so với tháng Năm, xuống còn 513.409 tấn. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu đã tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 4,55 triệu tấn.
Trong khi đó, gạo 5% tấm của Thái Lan cũng giảm xuống mức 570-575 USD/tấn vào ngày 11/7, mức thấp nhất kể từ đầu tháng Tư, giảm so với mức 585 USD/tấn của tuần trước.
Còn tại Ấn Độ, gạo đồ 5% tấm được chào với giá 539-545 USD/tấn trong tuần này, giảm so với mức 541-548 USD/tấn của tuần trước, do nhu cầu yếu vì cước phí vận chuyển cao hơn và đồng rupee mất giá.
Một nhà xuất khẩu ở Kakinada, bang Andhra Pradesh, cho biết nhu cầu yếu trong vài tuần qua, khi người mua đang hoãn mua hàng sau khi mua ráo riết vào tháng Năm.
Trong khi đó, giá gạo nội địa tại Bangladesh vẫn ở mức cao bất chấp mùa màng thuận lợi và dự trữ dồi dào, gây khó khăn cho người tiêu dùng. Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn khi lũ lụt đã nhấn chìm diện tích đất canh tác rộng lớn, có khả năng ảnh hưởng đến sản lượng gạo trong tương lai.
Minh An (t/h)