Theo đó, giá lúa gạo hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang với mặt hàng lúa. Ghi nhận tại các địa phương như Sóc Trăng, Đồng Tháp giao dịch cầm chừng, vắng người mua. Tại An Giang, nhiều gạo xấu, kho mua chậm, giá giảm nhẹ. Tại Đồng Tháp, kho mua cho giá giảm, giao dịch trầm lắng, vắng người mua.
Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 7.100 - 7.300 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 ở mức giá 8.000 - 8.200 đồng/kg, Lúa OM 5451 ở mức 7.400 - 7.700 đồng/kg; Lúa OM 18 có giá 7.500 - 7.800 đồng/kg; OM 380 dao động 7.300 đồng/kg; Lúa Nhật ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.
Thị trường nếp không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Nếp Long An IR 4625 (khô) 9.500 - 9.700 đồng/kg ổn định so với ngày hôm qua. Nếp Long An 3 tháng (khô) 9.800 - 10.000 đồng/kg đi ngang so với ngày hôm qua.
Trên thị trường gạo, giá gạo ghi nhận giảm 100-300 đồng/kg so với ngày hôm qua. Thị trường giao dịch trầm lắng trong sáng ngày đâu tuần.
Hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu xuống mức 10.200 - 10.300 đồng/kg, giảm 250 - 300 đồng/kg. Trong khi đó, gạo thành phẩm IR 504 xuống mức 12.600 - 12.800 đồng/kg, giảm 100 - 200 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo ghi nhận không có sự điều chỉnh với các mặt hàng gạo lẻ. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo Jasmine 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 20.000 đồng/kg; gạo tẻ thường dao động quanh mốc 15.000 - 16.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 20.000 - 21.000 đồng/kg; gạo Hương lài 18.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 18.000 - 18.500 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 5.950 - 10.000 đồng/kg. Hiện, giá tấm OM 5451 lên mức 9.600 - 10.000 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg; giá cám khô lên mức 5.950 - 6.100 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 454 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 562 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 532 USD/tấn.
Theo số liệu thống kê, 8 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu được 6,06 triệu tấn gạo, thu về 3,792 tỉ USD - tăng 4,72% về lượng và 20,54% về giá trị nhờ giá xuất khẩu tăng.
Như vậy, Việt Nam không phải lo ngại về tồn kho từ nay đến cuối năm bởi chỉ còn vụ thu đông với sản lượng ít và dự báo năng suất không cao do tình hình mưa lũ.
Đến giữa tháng 9/2024, tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 6,5 triệu tấn, trị giá trên 4 tỉ USD. Dự báo cả năm, nước ta xuất khẩu trên 7 triệu tấn gạo.
Tổng cục Ngoại thương - Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã ký quyết định bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati từ ngày 28/9. Điều kiện đi kèm là giá sàn xuất khẩu mặt hàng này là 490 USD/tấn.
Trước đó, Ấn Độ đã từng bước nới chính sách hạn chế xuất khẩu gạo, như giảm thuế suất thuế xuất khẩu gạo đồ, gạo lứt và gạo nguyên liệu từ 20% còn 10%, có hiệu lực từ ngày 27/9. Nước này cũng nới và sau đó bỏ chính sách giá sàn đối với gạo basmati để tạo thuận lợi cho dòng sản phẩm cao cấp này tiếp cận với các thị trường sinh lợi như châu Âu, Trung Đông và Mỹ.
Trước khi hạn chế tham gia thị trường xuất khẩu gạo, Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu gạo số 1 thế giới, chiếm đến 40% thị phần. Vì vậy, các chính sách điều hành của nước này được cho là sẽ ảnh hưởng đến thương mại gạo toàn cầu.
PV (t/h)