Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 101.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với giá ngày hôm qua, giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg hiện ở mức 100.000 đồng/kg, giá tiêu Đắk Nông hôm nay cũng lên mức 101.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua.
Tại khu vực Đông Nam Bộ giá tiêu hôm nay đồng loạt tăng từ 500 – 1.000 đồng/kg. Theo đó taị khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu lên mức 100.000 đồng/kg, khu vực Bình Phước chạm đỉnh 101.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu hôm nay tại các khu vực vùng trồng trọng điểm tiếp tục tăng cao, ghi nhận mức giá cao kỷ lục lên đến 101.000 đồng/kg đạt được ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) thời điểm rạng sáng nay (giờ Việt Nam), giá tiêu Indonesia tiếp tục tăng giá so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil không có sự thay đổi, trong khi đó, Malaysia tiếp tục chững giá. Giá tiêu Việt Nam đi ngang ngay sau ngày tăng mạnh.
Cụ thể, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) hôm nay giao dịch ở mức 4.757 USD/tấn, tăng 0,67%; giá tiêu trắng (Indonesia) giao dịch ở mức 6.303 USD/tấn, tăng 0,67%.
Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 hôm nay không thay đổi hiện vẫn ở mức 4.700 USD/tấn.
Giá tiêu đen Malaysia ASTA vẫn duy trì ở mức 4.900 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu các loại Việt Nam niêm yết hôm nay đi ngang. Trong đó, giá tiêu đen Việt Nam loại 500 g/l hôm nay được giao dịch ở mức 4.400 USD/tấn; với loại 550 g/l giao dịch ở mức 4.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA giao dịch ở mức 6.500 USD/tấn.
Giá tiêu các loại trên sàn Kochi (Ấn Độ) hôm nay tăng mạnh so với hôm qua. Trong đó, loại Garbled giao dịch khớp ở mức 59.400 Rupee/100kg, tăng 0,85%, loại UnGarbled ở mức 57.400 Rupee/100kg, tăng 0,88%.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu hồ tiêu Indonesia (AELI) cho biết thị trường tinh dầu hạt tiêu đen Lampung có tiềm năng phát triển lớn. Hiệp hội cho rằng để phát triển tiềm năng tiêu đen Lampung một cách tối ưu hơn, cần phải thực hiện nhiều nỗ lực khác nhau, một trong số đó là thông qua khâu sản xuất cuối cùng của sản phẩm.
Hiện nay, sản xuất tiêu mới chỉ dừng lại ở việc phát triển tiêu hữu cơ. Trên thực tế, còn có một thị trường tiềm năng hơn, đó là phát triển oleoresin làm nguyên liệu sản xuất tinh dầu tiêu vì giá bán rất cao.
Các sản phẩm dầu hạt tiêu đen cũng có thị trường khá rộng vì nhu cầu cao. Oleoresin cao hơn một bậc so với các sản phẩm phái sinh từ hạt tiêu khác xét về giá cả. Tuy nhiên, theo Hiệp hội khoản đầu tư phát triển này khá lớn cùng với đó là nguồn cung cấp là tiêu nguyên liệu phải dồi dào. Trong khi đó, trong 3 năm qua, xuất khẩu tiêu của Indonesia đã giảm 30% do sản lượng giảm nên cần phải tăng sản lượng.
Phương Thảo (t/h)