Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giải pháp gỡ khó cho sản xuất và tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, Bộ NN&PTNT liên tục có các cuộc họp, hội nghị ghi nhận những kiến nghị, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp trong việc duy trì sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp đưa ý kiến: Cần có cơ chế tạo thuận lợi cho những người đã tiêm đủ 1 mũi, 2 mũi vaccine COVID-19.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ.

Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) vừa có báo cáo tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua. Báo cáo nêu rõ tình hình sản xuất, kinh doanh nông lâm, thuỷ sản trong 8 tháng vừa qua, những khó khăn, vướng mắc và giải pháp trong thời gian tới.

Theo đó, nguồn cung nông sản thiết yếu trong nước thời gian vừa qua cơ bản đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ một số mặt hàng nông sản chủ lực có xu hướng chậm do sức mua tiêu dùng hạn chế. Đặc biệt, giá trái cây, củ quả tại một số tỉnh giảm mạnh do xuất khẩu gặp khó khăn, tác động và gây áp lực cho tiêu thụ trong nước. Lưu thông hàng hóa nông sản tại một số địa phương thời điểm bùng phát dịch bệnh COVID-19 gặp nhiều khó khăn do việc vận chuyển ra vào vùng dịch phải tuân thủ các biện pháp hạn chế, cách ly, kiểm dịch, kiểm tra nên ảnh hưởng đến việc thu mua và cung ứng nông sản tới người tiêu dùng.

Bộ NN&PTNT dự kiến sẽ kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan chuyên môn xây dựng cơ chế mở cửa hoạt động xã hội theo hướng: Những người đã được tiêm đủ 1 mũi và 2 mũi vaccine COVID-19 sẽ được đi đâu, làm gì ở các tỉnh, thành phố mà tỉ lệ tiêm vaccine đạt trên 70% dân số từ 18 tuổi trở lên để duy trì sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa nông sản. 
 
Cho phép xã hội hóa việc xét nghiệm, tiêm vaccine, cho phép doanh nghiệp được chủ động tìm nguồn, mua và chủ động tiêm phòng cho lao động theo hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) địa phương.

Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng sẽ kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách mạnh mẽ hơn nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở thu mua chế biến hàng nông sản để chế biến sâu; phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã tập trung, liên kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu để đẩy mạnh chế biến, giảm bớt xuất khẩu sản phẩm tươi, thô.
 
Kiến nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước có biện pháp giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, vật tư đầu vào, hỗ trợ tín dụng, lãi suất ngân hàng cho các cơ sở sản xuất để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, hạn chế nguy cơ thiếu thực phẩm vào những tháng cuối năm.
 
Xem xét xây dựng gói tín dụng đặc biệt cho ngành nông nghiệp. Có chính sách tín dụng hỗ trợ cho người sản xuất chịu ảnh hưởng của dịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính: Duy trì cho vay, miễn giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ...
 
Kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải có biện pháp tháo gỡ về chi phí logistics trong xuất khẩu hàng hóa; chỉ đạo các tập đoàn phân phối trong nước tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm nông sản tại địa phương nơi có hoạt động của doanh nghiệp.
 
Xem xét hỗ trợ giảm ít nhất 1/2 chi phí điện năng cho các doanh nghiệp hoạt động trong sản xuất chế biến phải duy trì 3 tại chỗ (nhất là các nhà máy, kho lạnh).

Trước đó, liên quan tới giải pháp gỡ khó cho sản xuất và tiêu thụ nông sản Ngày 31-8, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến ra mắt diễn đàn “Thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản” với sự tham gia của 63 tỉnh, thành cũng như đông đảo các doanh nghiệp, hiệp hội các ngành hàng, hợp tác xã và cơ sở sản xuất trên cả nước.

Từ sáng kiến hay của Tổ công tác ở miền Nam (Tổ công tác 970) trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản trong bối cảnh các tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, như: xây dựng trang web, mạng xã hội (facebook, zalo) và số điện thoại đường dây nóng…, đến nay khu vực phía Nam đã hình thành được hơn 1,3 ngàn đầu mối cung ứng nông sản; 58 kho tập kết hàng hóa nông sản, thực phẩm với số lượng tiêu thụ lên đến 1 ngàn tấn/ngày, chủ yếu cung cấp cho thị trường TP.HCM trong thời gian siết chặt giãn cách xã hội.

Đặc biệt, trong 3 tuần triển khai, chương trình nông sản combo 10kg/túi gồm gạo, thịt, rau, củ quả đã cung cấp 37 ngàn gói combo cho người dân khó khăn trong vùng phong tỏa, đồng thời hỗ trợ tiêu thụ được hơn 300 tấn nông sản. Chương trình này có sức lan tỏa lớn, được nhiều tỉnh, thành áp dụng và nhân rộng.

Trước yêu cầu lớn kết nối tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng, lưu thông, tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố gặp khó khăn và bị đứt gãy, Bộ trưởng Bộ NN - PTNT đã chỉ đạo thành lập “Diễn đàn thông tin Kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản”. Diễn đàn là kênh thông tin xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu nông sản, vật tư nông nghiệp và sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn. Thông tin thống kê, tổng hợp, dự báo, phục vụ quản lý sản xuất, xúc tiến thương mại và kết nối cung cầu nông sản. Đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong các chuỗi hoạt động sản xuất - tiêu thụ nông sản.

Ngoài ra, trong thời gian tới, diễn đàn này cũng sẽ thường xuyên tổ chức các "Chợ online kết nối nông sản”, xây dựng triển lãm nông sản ảo. Trên chợ này sẽ hiển thị thông tin bên mua bên bán, các gian hàng trưng bày được hiển thị trên màn hình máy tính với không gian 3D, 4D để người mua có thể nhìn thấy sản phẩm chân thật nhất. Xây dựng bản đồ, thông tin quảng bá và tư vấn dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Về dài hạn, diễn đàn sẽ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn sản xuất, kinh doanh tiêu thụ nông sản; hoàn thiện hệ thống truyền thông đa phương tiện về cung – cầu nông sản; tổ chức định kỳ các diễn đàn thông tin kết nối; tập hợp thông tin dữ liệu khách hàng cung-cầu; hoàn thiện vận hành chợ online; hoàn thiện, vận hành triển lãm ảo. Thông tin chuyển đổi số, đẩy mạnh áp dụng mã số vùng trồng, tổ chức liên kết chuỗi, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn chất lượng nông sản.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan ghi nhận hiệu quả với nhiều sáng kiến hay trong hoạt động của Tổ công tác 970 và những cộng sự đã đảm bảo không để đứt gãy chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam; góp phần gỡ khó về tiêu thụ nông sản cho nông dân cả nước. Diễn đàn “Thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản” không chỉ phát huy trong giai đoạn dịch bệnh mà sẽ đồng hành trong suốt quá trình phát triển của nền nông nghiệp, góp phần làm thay đổi nhận thức, lấy thị trường làm chuẩn mực điều hành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng dễ hơn, đồng thời giúp cho Bộ NN-PTNT và các cơ quan chức năng theo sát với đời sống xã hội nông thôn, sát với ruộng vườn của nông dân hơn.

Thực tế, thừa cung cục bộ, thiếu cung cục bộ là do thiếu thông tin, dữ liệu; người mua, người bán chưa gặp nhau; có thể nói diễn đàn là khởi đầu cho phương thức vận hành khác đi, tư duy sản xuất khác đi và tư duy giải cứu nông sản phải thay bằng tư duy nâng niu giá trị nông sản. Nguồn lực còn rất lớn từ doanh nghiệp, nông dân, các ngành hàng… cần kết nối lại để hình thành hệ sinh thái nông nghiệp có sự phát triển hài hòa và bền vững.

Phương Thảo

Bài liên quan

Tin mới

Triển lãm 'Đường lên Điện Biên' sẽ mở đến hết ngày 15/5
Triển lãm 'Đường lên Điện Biên' sẽ mở đến hết ngày 15/5

Triển lãm “Đường lên Điện Biên” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024). Triển lãm mở cửa từ ngày 26/4 đến hết ngày 15/5/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

Dự báo thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng miền Bắc đạt đỉnh 41 độ
Dự báo thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng miền Bắc đạt đỉnh 41 độ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 27/4 các khu vực Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Yên nhiệt độ có nơi trên 41 độ, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Giá cà phê hôm nay 27/4: Tăng mạnh đến 134.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 27/4: Tăng mạnh đến 134.000 đồng/kg

Ngày 27/4, giá cà phê hôm nay tăng thêm 2.000 đồng/kg. Giá cà phê hiện tại tăng lên 134.000 đồng/kg.

Tỷ giá USD hôm nay 27/4: Tăng vọt trở lại mốc 106
Tỷ giá USD hôm nay 27/4: Tăng vọt trở lại mốc 106

Rạng sáng 27/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 18 đồng, hiện ở mức 24.246 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,50%, đạt mốc 106,09.

Giá heo hơi hôm nay 27/4: Dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 27/4: Dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay (27/4) tăng giảm trái chiều 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.

Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tiếp đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 27/4, giá dầu thế giới tiếp đà tăng do lo ngại nguồn cung có thể bị thắt chặt.