Theo đó, Phó Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Sở Lao động Thương binh và Xã hội rà soát lại Quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng, trường trung cấp thành phố Hà Nội; đề xuất xây dựng quy hoạch theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và theo hướng mở.
Ảnh minh họa
Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập thuộc Thành phố, thực hiện kiểm tra, rà soát tình hình hoạt động các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không đảm bảo các điều kiện về hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nhiều năm không tuyển sinh được, hoặc không hoạt động, tham mưu, đề xuất phương án xử lý, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định.
Đồng thời, kiểm tra, hướng dẫn, giải quyết TTHC cho các cơ sở đào tạo nghề nhanh gọn; giải quyết khó khăn vướng mắc của các cơ sở đào tạo nghề liên quan chỉ tiêu tuyển sinh, xử lý vướng mắc trong hướng nghiệp đào tạo nghề, mở mã ngành mới, tạo điều kiện cho các trường hoạt động hiệu quả;
Chủ trì, phối hợp các trường cao đẳng, trường trung cấp, đơn vị liên quan đề xuất công tác tuyên truyền, quảng cáo công tác tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp; đồng thời, mở chuyên mục trong trang Website Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị liên quan tăng cường rà soát, quản lý chặt chẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất việc học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học nghề trong các trường cao đẳng, trung cấp kết hợp học văn hóa trung học phổ thông, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo. Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, đơn vị liên quan khẩn trương giải quyết về kinh phí tổ chức dạy nghề hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trong các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên theo quy định.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Thành phố (công lập và tư thục) tích cực, chủ động đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo chuẩn hóa theo quy định, từng bước tiếp cận trình độ tiên tiến khu vực và quốc tế; Chuyển đổi từ tư duy đào tạo theo năng lực sẵn có sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội, thị trường lao động; Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Mở rộng và đầu tư phát triển đào tạo theo mô hình liên kết giữa doanh nghiệp; Gắn đào tạo với sử dụng lao động theo yêu cầu thực tiễn sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh việc đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, với thị trường lao động. Tranh thủ huy động mọi nguồn lực để đầu tư, phục vụ quá trình đào tạo. Đối với các trường chưa đủ điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp đề nghị tiếp tục bổ sung đúng quy định, đảm bảo chất lượng đào tạo.
Thế Long(t/h)