Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: “Cát tặc” hoành hành trên địa bàn huyện Đông Anh

Khu vực bãi bồi và lòng sông Hồn

Khu vực bãi bồi và lòng sông Hồng thuộc địa phận các xã Đại Mạch, Võng La, Hải Bối , Tầm Xa…, ( Đông Anh, Hà Nội) hàng ngày vẫn phải “oằn mình” chống chọi với nạn “cát tặc” hoành hành. Vấn nạn này đã xảy ra từ nhiều năm nay, tuy nhiên chính quyền các cấp sở tại lại nhắm mắt làm ngơ không xử lý mặc cho “cắt tặc” tàn phá sông Hồng?

Các bái cát được “cát tặc” ngang nhiên hút trực tiếp từ lòng sông Hồng đổ lên 2 bên bờ sông tại xã Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội)

Ngang nhiên “dàn trận” khai thác cát trái phép

Tại khu vực ven sông Hồng, thuộc địa bàn xã Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, Tầm Xa… hoạt động khai thác cát trái phép đang diễn ra một cách ngang nhiên, bất kể ngày đêm. Những “núi” cát được “cát tặc” tập kết ngay trên hành lang thoát lũ của những viền đê sông Hồng.

Không như các tàu “cát tặc” thông thường phải lén lút hoạt động, trốn tránh cơ quan chức năng, tại các khu vực này, cả chục chiếc tàu với đẩy đủ những vòi ống, máy móc ngang nhiên đua nhau "dàn trận" hút cát, tiếng nổ máy xình xịch vang cả một vùng trời. Các bái tập kết cát rộng lớn như một đại công trường.
Trong vai những người đi du lịch, ngày 18/12 phóng viên đã thâm nhập đến tận "đại bản doanh" của cát tặc ven sông Hồng thuộc địa bàn xã Hải Bối, Đại Mạch. Suốt chiều dài nhiều cây số của cả một khúc sông Hồng hiện đang bị “cát tặc” chia nhỏ, băm nát.

“Cát tặc” tại đây không dùng các loại tàu thuyền cỡ lớn để lênh đênh trên sông rồi hút cát, mà đỗ ngay cạnh mép sông Hồng, sử dụng vòi rồng dài hàng trăm mét thọc xuống dòng sông, rồi nổ máy hút cát phun lên bờ, tạo thành một bãi tập kết vô cùng lớn. Dọc theo khu vực ven sông Hồng là hàng chục bãi cát được các tổ chức, cá nhân đua nhau tập kết khiến khu vực này như một “đại công trường”.

Thông thường, khoảng 1 giờ đồng hồ những vòi rồng này có thể hút hàng chục tấn cát tập kết 2 bên bờ sông. Giá cát bán ra trên thị trường hiện nay vào khoảng 35.000đ/m3. Như vậy, mỗi ngày hút cát, các đối tượng này đút túi hàng chục triệu đồng. Chính vì lợi nhuận khủng khiếp như vậy mà “cát tặc” ngang nhiên hoành hành suốt nhiều năm qua.

Trung bình mỗi ngày có hàng trăm xe tải lớn nhỏ vẫn nối đuôi nhau ra vào các bãi tập kết này để chở cát đi tiêu thụ mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào từ cơ quan chức năng nơi đây?

Xe tải chở cát “băm nát” đê tả Sông Hồng

Tuyến đường đê bao sông Hồng đoạn qua xã Hải Bối và Võng La, Đông Anh, Hà Nội là tuyến đê huyết mạch nhưng hiện đang bị “băm nát” bởi hàng trăm lượt xe quá khổ, quá tải “chui ra” các bãi tập kết vật liệu trái phép ven sông Hồng. Mặt đường bị bong tróc, các nứt kéo dài hàng chục mét kèm theo các ổ voi, ổ trâu xuất hiện dày đặc. Nhiều đoạn đã bị xạc hẳn một bên. Mặt đường lổn nhổn những đá dăm và bãi cát dày do các xe chở vật liệu xây dựng làm rơi vãi.

Ông Hoàng Xuân Tuyên, xã Võng La (Đông Anh, Hà Nội) cho biết: “theo quy định, tải trọng của xe hoạt động trên mặt để chỉ được phép là 10 tấn. Tuy nhiên, hàng ngày có tới hàng trăm lượt xe trọng tải từ 20 – 30 tấn chạy qua đoạn đường này khiến cho đường bị sụt lún, gãy, nứt hết ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của người dân…”.

Theo quan sát của phóng viên (ngày 17/12), hầu hết xe quá tải đều “chui ra” từ những bãi khai thác cát trái phép dọc tuyến sông Hồng thuộc địa phận 2 xã Hải Bối và Võng La. Điều kỳ lạ là các bãi tập kết vật liệu trái phép và những chiếc xe quá khổ, quá tải này lại đang hoạt động hết sức ngang nhiên bất chấp hàng loạt các quy định của pháp luật?!

Cô Trần Hoàng Mai ở xã Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) cũng bức xúc cho biết: “Ngày nào cũng vậy, hàng trăm chiếc xe tải chở đầy cát vẫn chạy trên tuyến đê này, không những hủy hoại sự kiên cố của tuyến đê mà còn gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do đường quá bụi, ổ voi, ổ trâu như bẫy người đi đường. Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị lên cơ quan chức năng xử lý các bến tập kết vật liệu xây dựng ven trái phép ven sông Hồng và tình trạng xe quá khổ, quá tải. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có động thái gì cụ thể?”.

Nạn cát tặc "móc ruột" sông Hồng diễn ra trong thời gian dài, gây bức xúc cho người dân. Việc khai thác cát trái phép không chỉ đang làm ô nhiễm nguồn nước, thay đổi dòng chảy, gây nên tình trạng sạt lở, xói mòn đê điều, ruộng đồng mà còn trực tiếp đe dọa đến tài sản, tính mạng của hàng ngàn hộ dân sống dọc sông Hồng.

Tuy nhiên điều đáng nói là tại sao “cát tặc” ngang nhiên khai thác cát trái phép mà không gặp phải khó khăn nào từ các cấp chính quyền sở tại? Hàng trăm xe tải chất đầy cát vẫn đang “băm nát” đoạn đê tả sông Hồng tại sao không có cơ quan chức năng nào xử lý? Phải chăng việc “cát tặc” ngang nhiên lộng hành là có cá nhân, tổ chức nào bảo kê?

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vụ việc trên!

Tuấn Ngọc

Tin mới

Hiệu ứng 'Sell in May' có đáng ngại với chứng khoán tháng 5?
Hiệu ứng 'Sell in May' có đáng ngại với chứng khoán tháng 5?

Chứng khoán trong nước duy trì xu hướng hồi phục dù bước vào tháng 5 với không nhiều thông tin hỗ trợ. Về hiệu ứng Sell in May (bán trong tháng 5), giới phân tích khuyến nghị nhà đầu tư không quá lo ngại, bởi kết quả kinh doanh tích cực trong quý I, tình hình kinh tế vĩ mô khởi sắc đang hỗ trợ đáng kể cho tâm lý thị trường.

Cà Mau ứng dụng công nghệ, thiết bị trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Cà Mau ứng dụng công nghệ, thiết bị trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính nghiên cứu ứng dụng dụng công nghệ, thiết bị trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

ASEAN và cơ hội chuyển mình vượt bậc
ASEAN và cơ hội chuyển mình vượt bậc

Nhiều quốc gia ASEAN đang tích cực chuyển đổi số, đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo, với sự hợp tác của các tập đoàn đa quốc gia.

Long An triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2024
Long An triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2024

UBND tỉnh Long An đã ban hành kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”. Thời gian thực hiện từ ngày 1/6 - 30/6/2024.

Đồng bằng sông Cửu Long: Báo động an ninh nguồn nước và giải pháp nào để đảm bảo an ninh nguồn nước?
Đồng bằng sông Cửu Long: Báo động an ninh nguồn nước và giải pháp nào để đảm bảo an ninh nguồn nước?

Việc mùa mưa đến muộn cộng với nguồn nước sông Mê Công về ngày càng ít, đã đưa ra lời cảnh báo về nguồn cung cấp nước cho Đồng bằng sông Cửu Long trở nên đáng báo động và các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng này đang trở nên cấp thiết.

Vì sao được gia hạn cơ cấu nợ đến hết năm 2024, ngân hàng vẫn trích dự phòng cao?
Vì sao được gia hạn cơ cấu nợ đến hết năm 2024, ngân hàng vẫn trích dự phòng cao?

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thì, đã cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn theo Thông tư số 02 thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.