Hà Nội đứng vị trí thứ nhất về thực hiện quyền trẻ em - Hình 1

Ảnh minh họa

Theo kết quả này, Hà Nội đứng vị trí thứ nhất trong 2 năm liền; tiếp theo lần lượt là các tỉnh Bắc Giang, Lào Cai, Đà Nẵng, Nam Định, Thái Nguyên…

Việc xếp hạng được thực hiện với 05 chỉ số thể hiện 5 nhóm nội dung: (1) Mức đầu tư nguồn lực cho công tác thực hiện quyền trẻ em, (2) Đánh giá mức độ chăm sóc sức khỏe trẻ em, (3) Đánh giá mức độ bảo vệ trẻ em, (4) Đánh giá mức độ đảm bảo sự tham gia của trẻ em, (5) Đánh giá mức độ đảm bảo sự phát triển của trẻ em.

Nguyên tắc xây dựng Chỉ số xếp hạng các địa phương về thực hiện quyền trẻ em (PCRJ) bao gồm: Kết quả được thể hiện dưới dạng một báo cáo xã hội; Các chỉ số đề cập đến những lĩnh vực liên quan đến thực hiện quyền trẻ em; Kết quả xếp hạng mang tính khuyến khích, không phê bình; Chỉ số tổng hợp được hình thành từ các chỉ số trung gian, mỗi chỉ số trung gian không quá 07 chỉ số con; Đi từ đơn giản đến phức tạp, các chỉ số sẽ được tiếp tục hoàn thiện trong các năm sau; Sử dụng các số liệu có sẵn và đáng tin cậy cho tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (số liệu thống kê, báo cáo chính thức, các báo cáo nghiên cứu/khảo sát xã hội...).

Dựa vào kết quả tính toán chỉ số tổng hợp PCRI, xếp hạng của các địa phương về thực hiện quyền trẻ em năm 2016 và 2017, kết quả xếp hạng các địa phương qua chỉ số PCRI cho thấy không có sự khác biệt quá lớn giữa các địa phương trong cả nước về thực hiện quyền trẻ em, ít có sự đột biến về xếp hạng. Các địa phương đứng đầu do đạt kết quả khá tốt và đều hơn các địa phương khác, còn các địa phương đứng cuối do có nhiều chỉ số trung gian thấp.

Diệp Bắc