Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Một số huyện ngập lụt kéo dài, phải tính đến phương án quy hoạch di dân

Tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều qua (7/8), Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội Đỗ Đức Thịnh cho biết, trên toàn thành phố, tổng thiệt hại trong đợt úng ngập từ ngày 17/7 – 6/8 khá nặng nề. Theo thống kê, tổng số đã có 4.655 hộ với 22.359 người bị ngập.

Hà Nội: Một số huyện ngập lụt kéo dài, phải tính đến phương án quy hoạch di dân - Hình 1

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo xử lý tình hình ngập úng tại đê tả sông Bùi (huyện Chương Mỹ)

Riêng tại huyện Chương Mỹ - địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất trong đợt mưa lũ vừa qua, ước tính tổng thiệt hại lên đến khoảng 264,564 tỷ đồng. Thiệt hại về tài sản tại huyện Mỹ Đức ước khoảng 37,7 tỷ.

Hiện nay, mực nước trên sông Tích, sông Bùi đang rút và ở mức dưới báo động 3. Tình hình ngập úng tại một số khu vực ngoài bãi sông các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức đã cơ bản được giải quyết, nhưng tại huyện Chương Mỹ tình hình úng ngập vẫn còn khá nghiêm trọng ở một số địa bàn như Thủy Xuân Tiên, Mỹ Lương, Hữu Văn, Hoàng Văn Thụ… 

Ông Đinh Mạnh Hùng – Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết, do ảnh hưởng bởi mưa lớn và lũ rừng ngang từ Hòa Bình dồn về làm mực nước sông Bùi dâng cao đạt đỉnh là 7,51m đo tại Yên Duyệt vào lúc 13h00 ngày 30/7 gây ngập, tràn toàn tuyến đê Bùi và các tuyến đê bao, uy hiếp đê Bùi. Khu Bùi Xá (thị trấn Xuân Mai) và các khu vực trũng, thấp thuộc các xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tốt Động bị ngập sâu. Được sự giúp đỡ của các lực lượng công an, quân đội đã kịp thời triển khai phương án sơ tán, cứu dân; kê kích tài sản đảm bảo an toàn. 

Đến hôm qua (7/8), mực nước sông Bùi xuống còn 5,96m, dưới mức báo động 10cm. Cho đến nay, trên địa bàn huyện, số hộ bị ngập chỉ còn 486 hộ… Công tác cứu trợ đảm bảo đời sống nhân dân tại huyện Chương Mỹ đã được Thành ủy, UBND TP quan tâm, chỉ đạo. Huyện Chương Mỹ đã tiếp nhận tiền mặt từ các đơn vị hỗ trợ là 2,83 tỉ đồng.

Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Đinh Mạnh Hùng cho biết, do vị trí địa lý nên chỉ Chương Mỹ và một phần của Mỹ Đức có lũ rừng ngang.  “Vì vậy nhiệm vụ chính trị quan trọng là bằng mọi giá phải bảo vệ đê Tả Bùi. Cũng vì thế, khi nước dâng cho phép tràn, nên một số xã như Tân Tiến, Nam Phương Tiến, một phần Tốt Động chấp nhận phải “sống chung với lũ”. Đây là phương án ngàn đời nay đã và đang tồn tại”, ông Hùng cho biết. 

Trong bối cảnh như vậy, theo Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, hướng quan trọng, chiến lược và lâu dài phải quy hoạch để di dân toàn bộ khu vực Hữu Bùi, cắt sang Tân Tiến, Nam Tân Tiến, một phần Thủy Xuân Tiên, Tốt Động để đảm bảo an toàn cho người dân, ổn định vùng sản xuất.  

Thông qua quy hoạch như vậy, một số công trình phúc lợi, hệ thống đường giao thông, nước sạch và việc tổ chức lại sản xuất bắt buộc phải quy hoạch lại để phù hợp với tình hình “sống chung với lũ”, giúp cuộc sống của bà con bớt bấp bênh. Biện pháp chiến lược, theo ông Hùng, là phải quy hoạch di dân, có tính đến tâm tư nguyện vọng, văn hóa, chỗ ở, sản xuất… của người dân. 

Phát biểu tại họp báo, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho rằng, việc xử lý đê điều phải đặt trong bối cảnh toàn vùng, còn trước mắt TP Hà Nội sẽ tập trung khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống của nhân dân. “Chắc chắn sẽ có chính sách hỗ trợ. Sau khi nước rút, TP sẽ thống kê thiệt hại cụ thể của từng hộ, từng lĩnh vực cụ thể để có hỗ trợ. Dứt khoát không để người dân không tiếp tục sản xuất được”. 

Theo Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội, hiện nay, mực nước trên các sông nội địa là sông Tích và sông Bùi đang ở mức cao. Do vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về người cũng như tài sản của nhân dân khi tình huống xấu có thể xảy ra, đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện trong khu vực các sông nói trên, cần chủ động thực hiện phương án di dời dân khỏi các khu vực vùng trũng, thấp, các vị trí nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng cũng như tài sản của nhân dân, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến của mực nước trên các sông...

Thanh Bình

Bài liên quan

Tin mới

Lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất
Lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.

Thép Nam Kim vừa công bố bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025
Thép Nam Kim vừa công bố bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025

CTCP Thép Nam Kim (mã NKG – sàn HOSE) bổ sung tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Đại hội tổ chức ngày 26/4 tại TP.HCM.

Quảng Ninh: Dông lốc làm lật thuyền nan, 4 ngư dân mất tích
Quảng Ninh: Dông lốc làm lật thuyền nan, 4 ngư dân mất tích

Lãnh đạo UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh cho biết, khoảng 5h10 ngày 25/4, tại khu vực sông Chanh (đoạn giáp ranh giữa phường Hà An và Phong Hải) xảy ra vụ việc thuyền nan chở nhóm ngư dân ra khu vực nuôi trồng thủy sản bị dông lốc đánh chìm khiến 4 người mất tích.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) – Bài 1: Năm xưa - cô gái Hà thành đi chiến dịch
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) – Bài 1: Năm xưa - cô gái Hà thành đi chiến dịch

Một chiều tháng 4 năm đó, tôi tìm đến nhà riêng vợ chồng ông Nguyễn Văn Vượng - bà Nguyễn Thị Ngọc Bích (Số 27, phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội), để đươc nghe họ kể về những ngày này của 70 năm về trước: Gian khổ, ác liệt, nhưng mà sôi nổi, chộn rộn ở trong lòng…

Nhiều điểm bất cập tại Nghị định 37 khiến doanh nghiệp thuỷ sản lo ngại
Nhiều điểm bất cập tại Nghị định 37 khiến doanh nghiệp thuỷ sản lo ngại

Trong các nội dung mới của Nghị định 37, các doanh nghiệp (DN) hải sản đặc biệt quan tâm đến một số quy định khiến DN băn khoăn, lo ngại về việc tuân thủ bởi có nhiều điểm bất cập và không hợp lý.

Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tăng vốn điều lệ lên gần 1.206 tỷ
Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tăng vốn điều lệ lên gần 1.206 tỷ

ĐHCĐ Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã thông qua phương án về việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 1.205,9 tỷ đồng, thông qua việc phát hành 40.197.854 cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 2:1.