Có truyền thống từ hơn 600 năm nay, Hội bơi Đăm truyền thống gắn liền với di tích miếu Tây Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Đây là ngôi miếu thờ Đức thánh Tam giang Bạch Hạc - một vị tướng tài đã ba lần giúp vua Hùng Vương thứ 18 đánh tan giặc  ngoại xâm và được vua Hùng phong là Thổ lệnh thống quốc đại vương.

Sau một thời gian bị gián đoạn, đến năm 1994, lễ hội bơi Đăm truyền thống được tổ chức lại nhưng thời gian mở hội và việc thực hiện các nghi thức đã có sự thay đổi so với trước đây. Điểm đặc biệt và độc đáo của Lễ hội bơi Đăm truyền thống chính là vừa rước Thánh đường bộ, vừa rước đường thủy. Việc thi bơi vừa là một nghi lễ vừa là một hình thức rèn luyện sức khỏe, vừa mang tính nghệ thuật cao của Lễ hội bơi Đăm.

Hà Nội: Ngày mai bắt đầu diễn ra Lễ hội bơi Đăm Tây Tựu - Hình 1

Lễ hội bơi Đăm 2018 dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 9,10 và 11/3 Âm lịch (tức 24, 25, 26/4)

Lễ hội bơi Đăm truyền thống được tổ chức lớn 5 năm một lần trong 3 ngày: 9, 10, 11 tháng 3 âm lịch với nhiều nghi lễ truyền thống trang trọng và các trò chơi dân gian đặc sắc. Tuy nhiên, từ năm 2018, chính quyền phường Tây Tựu đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các bậc cao niên, nhân dân trong phường để đưa các nghi lễ truyền thống vào lễ hội một cách nghiêm túc phù hợp với truyền thống của địa phương. 

Với sự vận động của Đảng ủy, UBND và các đoàn thể phường Tây Tựu, kinh phí tổ chức lễ hội hàng năm sẽ do người dân đóng góp 100%.

Với nghi lễ bơi biểu diễn và bơi thi trên sông Pheo, bơi Đăm lúc này chỉ mang tính chất bơi thờ, bơi dạo, bơi biểu diễn do đó các thuyền không ganh đua và vội vã mà thường cố bơi thật đẹp, thật nhẹ nhàng, ngoạn mục để lôi cuốn người xem. Không chỉ là một lễ hội cổ truyền tồn tại khoảng hơn 200 năm, được dân làng bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ.

Hà Nội: Ngày mai bắt đầu diễn ra Lễ hội bơi Đăm Tây Tựu - Hình 2

Nhiều nét văn hóa đặc sắc tại Lễ hội bơi Đăm Tây Tựu năm 2018

Lễ hội bơi Đăm 2018 diễn ra trong 3 ngày, từ 9,10 và 11/3 Âm lịch (tức 24, 25, 26/4). Hội thi bơi có 6 thuyền, mỗi miền có 2 thuyền. Về giải bơi có 2 giải đua chính là giải đơn chiếc cho từng thuyền và giải đồng đội cho miền. Các trai bơi do 12 Tổ dân phố của 3 miền cử ra. Việc tuyển trai bơi hết sức cẩn thận: có thể lực, tư cách đạo đức tốt, có tâm huyết với lễ hội, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật, các quy định của địa phương.

Mặc dù ở gần trung tâm Thủ đô và đời sống cộng đồng sôi động với nhiều nét văn hóa mới du nhập, nhưng lễ hội bơi Đăm truyền thống vẫn tồn tại một cách độc lập, bền vững, giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của người dân Tây Tựu. 

Với những giá trị độc đáo đó cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự ủng hộ của toàn thể nhân dân phường Tây Tựu, lễ hội Bơi Đăm truyền thống vinh dự được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc Gia (Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL ngày 30/1/2018). 

Để chuẩn bị cho Lễ hội, ngày 4/4 (tức ngày 19/2 âm lịch) vừa qua đã diễn ra lễ hạ thuyền. Toàn bộ 6 thuyền bơi và 1 thuyền quan được đưa xuống dòng sông pheo để ngâm thuyền và phục vụ lễ hội. Ngày 7/4 (tức ngày 22/2 Âm lịch) các đội thuyền đã chính thức thức tổ chức luyện tập trong 10 ngày. 

Hiện công tác chuẩn bị cho Lễ hội đang được chính quyền và nhân dân phường Tây Tựu gấp rút hoàn thành. 

Huy Trung