Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội sơ kết 6 tháng thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm

THCL Thực hiện Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/9/2015 về thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP tại quận, huyện và xã, phường của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 02/12/2015, UBND thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch số 205/KH-UBND về triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành về ATTP.

GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị

Hà Nội có 5 quận, huyện và 10 xã, phường triển khai thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành. Sau 6 tháng triển khai, công tác ATTP tại những địa phương trên có nhiều chuyển biến tích cực.

Tại các đơn vị triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP có 12.506 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thức phẩm. Trong đó bao gồm: 464 cơ sở sản xuất thực phẩm, 3019 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 7869 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, 552 cơ sở giết mổ, 34 siêu thị và 490 cơ sở khác. Số cơ sở thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP là 9494 cơ sở.

Các quận, huyện, xã, phường, thị trấn đã thành lập được 65 đoàn kiểm tra, thanh tra. Đã có 2563 cơ sở được thanh tra, kiểm tra (trong đó, 710 sơ sở được thanh tra và 1853 cơ sở được kiểm tra). Xử phạt 543 cơ sở bị xử lý vi phạm đạt 21,2% trong có 227 cơ sở bị phạt tiền với tổng số tiền phạt 750.300.000 đồng (cùng kỳ năm 2015 là 222.980.000 đồng) với các lỗi vi phạm chủ yếu là không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc có nhưng đã hết hiệu lực, không có giấy khám sức khỏe, không rõ nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, điều kiện vệ sinh không đảm bảo…

Số lượng cơ sở được thanh tra, kiểm tra sau 6 tháng triển khai thực hiện thí điểm thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tuy ít hơn so với cùng kỳ trước khi triển khai thực hiện thí điểm (kiểm tra 3428 cơ sở), nhưng số cơ sở vi phạm bị xử lý cao hơn, số tiền xử phạt cao hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP tại 5 quận, huyện và 10 phường, xã, thị trấn còn gặp nhiều khó khăn. Đó là: nhiều cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã, phường, thị trấn là các cơ sở nhỏ lẻ, thường xuyên biến động, tồn tại chợ tạm, chợ cóc… gây khó khăn cho việc thanh tra chuyên ngành ATTP và xử lý vi phạm hành chính. Quy trình của cuộc thanh tra đòi hỏi chặt chẽ, phức tạp, mất nhiều thời gian hơn so với kiểm tra nên số cơ sở được thanh tra ít hơn. Phần nữa là do cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đã được tập huấn cấp chứng chỉ thanh tra, nhưng thời gian tập huấn còn ngắn, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên còn e ngại trong công việc.

Theo TS. Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, trong thời gian tới để công tác thanh tra chuyên ngành ATTP đạt hiệu quả cao cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về thanh tra chuyên ngành ATTP tại tuyến quận, huyện và xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tuyên truyền sâu rộng các vi phạm về ATTP sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ Luật hình sự năm 2015 (Điều 317, 193, 191, 190); tăng tần suất thanh tra chuyên ngành, tập trung thanh tra đột xuất các địa bàn trọng điểm (chợ, lò giết mổ) thức ăn đường phố, các nhóm hàng nổi cộm (rau, thịt) và xử lý vi phạm hành chính, nhất là với xã, phường. Công khai danh sách các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Dự và phát biểu tại hội nghị, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao sự nỗ lực của thành phố Hà Nội về thực hiện triển khai Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/9/2015 về thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP. Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị thành phố, quận, huyện, xã, phường tăng cường đẩy mạnh hơn nữa thanh tra đột xuất và thanh tra độc lập về vấn đề ATTP.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu ghi nhận kết quả đạt được của 5 quận, huyện và 10 phường, xã, thị trấn thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP. Đồng chí nhấn mạnh trong thời gian tới sẽ nhân rộng mô hình thí điểm này tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố để cùng thực hiện; công khai các doanh nghiệp vi phạm và thông tin các điểm bán hàng đủ điều kiện đảm bảo ATTP trên cổng thông tin điện tử; các quận, huyện và xã, phường, thị trấn tăng cường thanh tra, kiểm tra nhiều hơn, mạnh hơn, tập trung và xử lý kiên quyết những cơ sở vi phạm về ATTP.

Hiền - Hoa

Tin mới

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Hướng tới sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số. Qua đó, người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đồng thời, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc
Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Nam vừa tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh trên địa bàn xã Bối Cầu, huyện Bình Lục, thu giữ 700 kg thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.