Vào năm 2015, tỉnh Hà Tĩnh đã  thành lập “Ban chỉ đạo Dự án bảo tồn và phát triển đồng bào dân tộc Chứt bản Rào Tre”. Đến nay đã đầu tư xây dựng được tuyến đường dài 2km, với tổng kinh phí lên tới gần 40 tỷ đồng, nối từ Bản Rào Tre dọc theo sườn núi Kà Đay lập khu tái định cư mới, nhằm mở rộng thêm 38 ha diện tích rừng và đất sản xuất để người dân có thêm đất canh tác và tham gia các mô hình phát triển kinh tế rừng; xây dựng được 11 ngôi nhà mới tại khu tái định cư.

Hà Tĩnh đề nghị công nhận bản Rào Tre là bản truyền thống tiêu biểu - Hình 1

Một đám cưới giữa người dân tộc Kinh và con em đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

Hiện tại bản Rào Tre có 41 hộ dân là đồng bào người dân tộc Chứt, với 147 nhân khẩu. Kể từ khi được Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh phát hiện trong những cánh rừng sâu giữa đại ngàn và tại các hang đá ở dãy Trường Sơn đưa về định cư ở bản Rào Tre và được sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ tận tình của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre ngày càng có nhiều tiến bộ, đổi mới vượt bậc.

Hà Tĩnh đề nghị công nhận bản Rào Tre là bản truyền thống tiêu biểu - Hình 2

Nỗi đau về hôn nhân cận huyết ở bản Rào Tre đang dần được đẩy lùi

Được biết hiện nay nạn mù chữ của người Chứt ở bản Rào Tre đã chính thức được xóa bỏ với tỷ lệ trên 99% người biết chữ; 100% người dân đã được sử dụng nguồn nước sạch; 100% hộ bà con có bảo hiểm Y tế… và đặc biệt tình trạng hôn nhân cận huyết thống đang dần được đẩy lùi. Người dân bắt đầu tự biết cách tích lũy tiết kiệm, biết cách sản xuất lúa nước, chăn nuôi, làm kinh tế hộ gia đình.

Nguyên Dũng