Theo đó, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương đã yêu cầu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tất cả huyện, thành phố, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải chỉ đạo thực hiện việc tuần tra, canh gác đê, tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những diễn biến hư hỏng của đê, kè, cống do lũ gây ra; đặc biệt là các trọng điểm xung yếu đê điều, các đoạn đê có địa chất xấu, các vị trí có ao đầm sát chân đê.
Các địa phương thực hiện cảnh báo đến tất cả cấp và người dân để chủ động phòng, tránh; di chuyển ngay toàn bộ vật tư, phương tiện, thiết bị, tài sản khác ngoài bãi sông, trên sông để đảm bảo an toàn. Người dân cần thu hoạch ngay các sản phẩm nông nghiệp ngoài bãi sông đã đến kỳ thu hoạch. Đối với các hộ nuôi cá lồng trên sông, chính quyền Hải Dương đề nghị thu hoạch ngay cá nuôi, di chuyển các lồng về nơi an toàn; nếu không di chuyển được thì phải gia cố, đảm bảo an toàn cho lồng bè.
Đồng thời, các địa phương thực hiện cảnh báo đến tất cả cấp và người dân để chủ động phòng, tránh; di chuyển ngay toàn bộ vật tư, phương tiện, thiết bị, tài sản khác ngoài bãi sông, trên sông để đảm bảo an toàn. Người dân cần thu hoạch ngay các sản phẩm nông nghiệp ngoài bãi sông đã đến kỳ thu hoạch. Thực hiện nghiêm túc tuần tra, canh gác, đảm bảo từng vị trí đê đều có người kiểm tra, chịu trách nhiệm; theo dõi chặt chẽ diễn biến đê điều, nhất là các vị trí xung yếu, các kè, bờ lở, các công trình tu bổ đê điều vừa hoàn thành, các cống qua đê; rà soát công tác chuẩn bị vật tư, phương tiện, nhân lực theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) để xử lý ngay mọi tình huống có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho công trình.
Đối với các hộ nuôi cá lồng trên sông, chính quyền Hải Dương đề nghị thu hoạch ngay cá nuôi, di chuyển các lồng về nơi an toàn; nếu không di chuyển được thì phải gia cố, đảm bảo an toàn cho lồng bè.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương còn yêu cầu, các địa phương chủ động triển khai các phương án bảo vệ trọng điểm đê xung yếu, các công trình đê điều, chống tràn các vị trí đê thấp, đê bối để đảm bảo an toàn cho người và tài sản ở khu vực bờ bao ven cửa sông.
Các lực lượng chức năng luôn phải chuẩn bị phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của lũ, trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương, từ ngày 9 - 11/9 trên các sông khu vực thượng lưu tỉnh sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 1,0 - 3,0 m. Mực nước sông Thái Bình sẽ tiếp tục lên vượt mức báo động II và có thể tiếp tục lên. Đến 6 giờ ngày 10/9, mực nước thực đo trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 5,02 m (cao hơn mức báo động II là 0,02 m).
Hải Dương hiện có 267 điếm canh đê thì trên hệ thống sông Thái Bình có 243 điếm, khoảng cách giữa các điếm canh đê từ 1 - 2 km. Ở cấp báo động I, lực lượng chức năng duy trì ngày 2 người và đêm 4 người canh gác, tuần tra đê; báo động II thì ngày 4 người và đêm 6 người; báo động III, ngày 6 người và đêm 12 người.
Bùi Tú