Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. Ảnh: internet.

Trước tình hình dịch bệnh những ngày gần đây diễn biến phức tạp, các ca nhiễm mới tại cộng đồng liên tục gia tăng; căn cứ quyết định số 4038/QĐ-BYT ngày 21/08/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà”; căn cứ quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21/08/2021 của Bộ Y tế về việc “Hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch Covid-19”, căn cứ quyết định số 4377/QĐ-BYT ngày 11/09/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sổ tay hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của trạm y tế lưu động; căn cứ quyết định số 5525/QĐ-BYT ngày 01/12/2021 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm Covid-19 và định hướng, xử trí, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Để giảm việc quá tải hệ thống y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm Covid-19 được tiếp cận sớm nhất, nhanh nhất với dịch vụ y tế, chăm sóc toàn diện về thể chất, tinh thần cũng như vật chất cho người bệnh, người nhiễm Covid-19 (F0) được cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà theo quy định của Bộ Y tế.

Nhằm đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, cung ứng đầy đủ trang thiết bị y tế, hóa chất, vật tư tiêu hao, lương thực, thực phẩm và các điều kiện phục vụ để chăm sóc tốt nhất cho người nhiễm Covid-19 tại nhà yêu cầu các quận, huyện kích hoạt các trạm y tế lưu động, tổ chức quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà. Can thiệp kịp thời khi có diễn biến xấu về sức khỏe F0 trong lúc chờ đưa đi bệnh viện, xác định được các F0 đã khỏi bệnh.

Thời gian áp dụng chia làm 2 giai đoạn; giai đoạn 1 tính từ ngày 04-10/12/2021 thí điểm điều trị F0 đối với 10 trạm y tế lưu động tại 4 xã của huyện Tiên Lãng (Tiên Minh, Toàn Thắng, Tiên Thắng, Vinh Quang) và 05 trạm y tế lưu động thuộc 02 phường (Thượng Lý, Sở Dầu) thuộc quận Hồng Bàng.

Giai đoạn 2 từ ngày 10/12/2021 triển khai thành lập trạm y tế lưu động ở tất cả các quận, huyện còn lại trên địa bàn thành phố. Trước mắt mỗi xã, phường, thị trấn có 01 trạm y tế lưu động. Kinh phí dự kiến cho thành lập 211 trạm y tế lưu động dự kiến là 10.550.000 đồng.

Phương án phân rõ đối tượng quản lý tại nhà là người nhiễm Covid-19 được khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR không có triệu chứng lâm sàng, hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ, không có dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ôxy, nhịp thở - 20/lần/phút, SpO2>97% khi thở khí trời; không có thở bất thường như: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào. Tuổi từ 1 đến 50 và chưa phát hiện bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, không đang mang thai.

Người F0 có thể tự chăm sóc bản thân (ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh…), biết cách đo thân nhiệt, có khả năng tự dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu, trường hợp F0 là trẻ em không tự chăm sóc cá nhân được thì phải có người hỗ trợ chăm sóc.

Trung tâm y tế quận, huyện chịu trách nhiệm tiếp nhận, cập nhật danh sách người F0 trên địa bàn từ các nguồn khác nhau, chuyển thông tin F0 cho UBND và trạm y tế xã, phường, thị trấn trong vòng 2 đến 4 tiếng kể từ khi nhận được thông tin F0. Tổ thẩm định các điệu kiện cách ly tại nhà bao gồm; Đại diện cán bộ UBND, Công an, cán bộ y tế trạm y tế của xã, phường, thị trấn, đại diện tổ dân phố, thôn xóm tiến hành xác minh, đánh giá điều kiện cách ly y tế tại nhà trong vòng 12h sau khi nhận được danh sách của F0.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 xã, phường, thị trấn ban hành quyết định cách ly y tế tại nhà đối với các trường hợp F0, nêu rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc giám sát người cách ly tại nhà. Lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cho F0 tại nhà vào ngày 14 để chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly, nếu kết quả âm tính thì trạm y tế lưu động lập danh sách báo cáo Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn để kết thúc thời gian cách ly, làm xét nghiệm cho người chăm sóc và người ở cùng nhà với F0 khi có triệu chứng nghi mắc Covid-19.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quận, huyện, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 xã, phường, thị trấn, trạm y tế xã, phường, thị trấn, trạm y tế lưu động, trung tâm y tế quận, huyện, các cơ sở được phân công tham gia công tác quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà, nhân viên tham gia công tác quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà (tổ Covid-19 cộng đồng, các tổ chức xã hội, đoàn thể…) là nơi chịu trách nhiệm quản lý người nhiễm Covid-19 cách ly tại nhà.

Giao Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị chủ trì phối hợp với Sở Y tế xây dựng phần mềm quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà, tổ chức tập huấn triển khai thực hiện tới các quận, huyện, xã, phường, thị trấn, tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng phần mềm, phần mềm giám sát, quản lý điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà.

Theo đó, Sở Y tế là đơn vị thường trực, chỉ đạo, điều phối hoạt động quản lý, điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà trên địa bàn thành phố. Thành lập tổ tư vấn, khám bệnh, kê đơn điều trị tại nhà của ngành y tế để tư vấn, khám bệnh, điều trị từ xa cho F0 đang điều trị tại nhà, tư vấn hướng dẫn các trạm y tế lưu động và y tế tuyến dưới trong việc triển khai điều trị F0 tại nhà.

Lương Huệ - Quỳnh Nga