Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, kim ngạch tăng 19% so với cùng kỳ

Trong 8 tháng năm 2020, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 46,7 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 27 tỷ USD, tăng 13%...

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở trong nước và trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2020 ước tính đạt 336,32 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6%; nhập khẩu đạt 162,21 tỷ USD, giảm 2,2%. (Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2019 đạt 337,22 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 171,35 tỷ USD, tăng 8,1%; nhập khẩu đạt 165,87 tỷ USD, tăng 8%).

Khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng xuất khẩu, kim ngạch tăng 15,3%

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8/2020 ước tính đạt 26,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,5 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 17 tỷ USD, tăng 8%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8 tăng 2,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 4,6%.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8/2020 tăng 6,5% so với tháng 7/2020 và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 26,5 tỷ USD là mức cao nhất tính theo tháng trong năm 2020.

Trong tháng 8/2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm 2019 nhưng xét tới các nhóm hàng, mặt hàng chính vẫn cho thấy sự khó khăn nhất định.

Cụ thể, so với tháng 8/2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng chủ yếu đến từ đà tăng trưởng cao của một số mặt hàng như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với mức tăng 15%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 43,6%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 21,7%. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng chủ lực khác vẫn sụt giảm so với cùng kỳ năm 2019 như: Điện thoại các loại và linh kiện giảm 10,2%; hàng dệt và may mặc giảm 10,9%, giày dép các loại giảm 11%; xơ, sợi, dệt các loại giảm 14,8%... Một số mặt hàng nông, thủy sản cũng ghi nhận sự sụt giảm như: Thủy sản giảm 1,2%; hạt điều giảm 16,5%; cà phê giảm 0,2%; chè các loại giảm 6,5%; hạt tiêu giảm 3,8%...

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Trong tháng 7 và tháng 8/2020, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đều tăng trưởng cao ở mức hai con số so với tháng trước (tăng 17,5% trong tháng 7/2020 và tăng 23,7% trong tháng 8/2020) do Samsung cho ra mắt mẫu điện thoại thông minh mới Galaxy Note20 và chính thức bán ra toàn cầu trong tháng 8/2020.

Tính chung 8 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng với kim ngạch xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng 15,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 113,31 tỷ USD (chiếm 65,1% tổng kim ngạch xuất khẩu), giảm 4,5%.

Trong 8 tháng có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 89,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó: Điện thoại và linh kiện đạt 31,5 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 27,6 tỷ USD, tăng 24,8%; hàng dệt may đạt 19,2 tỷ USD, giảm 11,6%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 15,1 tỷ USD, tăng 31,9%; giày dép đạt 10,9 tỷ USD, giảm 8,6%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 7,3 tỷ USD, tăng 9,6%; thủy sản đạt 5,2 tỷ USD, giảm 5,3%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 5,2 tỷ USD, giảm 9,5%. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng nông sản đều giảm so với cùng kỳ năm trước: Rau quả đạt 2,3 tỷ USD, giảm 11,3%; hạt điều đạt 2 tỷ USD, giảm 5,4% (lượng tăng 9%); cà phê đạt 2 tỷ USD, giảm 1,3% (lượng giảm 1,3%); cao su đạt 1,2 tỷ USD, giảm 12,7% (lượng giảm 5,9%); hạt tiêu đạt 445 triệu USD, giảm 20% (lượng giảm 7,4%); chè đạt 134 triệu USD, giảm 6,2% (lượng tăng 3,5%). Riêng sản phẩm gạo đạt 2,2 tỷ USD, tăng 10,4% (lượng giảm 1,7%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 8 tháng, xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản của Việt Nam có sự sụt giảm, chỉ có nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng nhẹ.

Về thị trường xuất khẩu: Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia EU, Hoa Kỳ, Ấn Độ… Một số nước khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, mở cửa biên giới lại phải đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ hai quay trở lại đã ảnh hưởng bất lợi tới các hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại.

Trong 8 tháng năm 2020, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 46,7 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 27 tỷ USD, tăng 13%. Thị trường EU đạt 22,9 tỷ USD, giảm 4%. Thị trường ASEAN đạt 15 tỷ USD, giảm 13,6%. Hàn Quốc đạt 12,6 tỷ USD, giảm 1,5%. Nhật Bản đạt 12,5 tỷ USD, giảm 6,1%.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất, kim ngạch tăng 0,7% so với cùng kỳ 

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2020 ước tính đạt 23 tỷ USD, tăng 4,1% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 10,3 tỷ USD, tăng 0,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 12,7 tỷ USD, tăng 7,5%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu tháng 8/2020 ước tính tăng 2,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 13,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 4,4%.

Tính chung 8 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 162,21 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 72,05 tỷ USD, tăng 2,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 90,16 tỷ USD, giảm 6,0%.

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu: chiếm 88,45% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2020 là nhóm hàng cần nhập khẩu (nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước) với kim ngạch đạt 143,5 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, trong tháng 8/2020, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này có tăng trưởng dương với mức tăng 4% so với tháng 7/2020 và tang 2,7% so với cùng kỳ.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2020, sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn do nhu cầu thế giới giảm do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, điều này dẫn đến kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giảm so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 4,3%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 2,5%; vải các loại giảm 13%, sắt thép các loại giảm 13,2%; chất dẻo nguyên liệu giảm 12,3%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày giảm 14,1%; hóa chất giảm 8%... Trong số các mặt hàng nhập khẩu chính, chỉ có một số ít mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2019 như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 15,2%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 6,5%; sản phẩm hóa chất tăng 2,1%...

 Tương tự nhóm hàng cần nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng giảm khá mạnh 15,6% trong 8 tháng đầu năm 2020. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu rau quả và ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ giảm mạnh nhất, giảm tới 35,6% và 46,8%.

Về thị trường nhập khẩu: Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 49,3 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 28,7 tỷ USD, giảm 8,3%; ASEAN đạt 19,4 tỷ USD, giảm 9,2%; Nhật Bản đạt 12,8 tỷ USD, tăng 3,2%; Hoa Kỳ đạt 9,4 tỷ USD, giảm 0,1%; EU đạt 9,5 tỷ USD, tăng 4,7%.

Tháng 8 ước tính xuất siêu 3,5 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,9 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 23,1 tỷ USD.

Minh Anh

 

Bài liên quan

Tin mới

Lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất
Lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.

Thép Nam Kim vừa công bố bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025
Thép Nam Kim vừa công bố bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025

CTCP Thép Nam Kim (mã NKG – sàn HOSE) bổ sung tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Đại hội tổ chức ngày 26/4 tại TP.HCM.

Quảng Ninh: Dông lốc làm lật thuyền nan, 4 ngư dân mất tích
Quảng Ninh: Dông lốc làm lật thuyền nan, 4 ngư dân mất tích

Lãnh đạo UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh cho biết, khoảng 5h10 ngày 25/4, tại khu vực sông Chanh (đoạn giáp ranh giữa phường Hà An và Phong Hải) xảy ra vụ việc thuyền nan chở nhóm ngư dân ra khu vực nuôi trồng thủy sản bị dông lốc đánh chìm khiến 4 người mất tích.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) – Bài 1: Năm xưa - cô gái Hà thành đi chiến dịch
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) – Bài 1: Năm xưa - cô gái Hà thành đi chiến dịch

Một chiều tháng 4 năm đó, tôi tìm đến nhà riêng vợ chồng ông Nguyễn Văn Vượng - bà Nguyễn Thị Ngọc Bích (Số 27, phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội), để đươc nghe họ kể về những ngày này của 70 năm về trước: Gian khổ, ác liệt, nhưng mà sôi nổi, chộn rộn ở trong lòng…

Nhiều điểm bất cập tại Nghị định 37 khiến doanh nghiệp thuỷ sản lo ngại
Nhiều điểm bất cập tại Nghị định 37 khiến doanh nghiệp thuỷ sản lo ngại

Trong các nội dung mới của Nghị định 37, các doanh nghiệp (DN) hải sản đặc biệt quan tâm đến một số quy định khiến DN băn khoăn, lo ngại về việc tuân thủ bởi có nhiều điểm bất cập và không hợp lý.

Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tăng vốn điều lệ lên gần 1.206 tỷ
Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tăng vốn điều lệ lên gần 1.206 tỷ

ĐHCĐ Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã thông qua phương án về việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 1.205,9 tỷ đồng, thông qua việc phát hành 40.197.854 cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 2:1.