Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hoằng Hóa, Thanh Hóa: Dấu hiệu buông lỏng trong quản lý đất đai?

Thời gian qua, tình trạng buông lỏng quản lý về đất đai trên địa bàn xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã gây bức xúc trong dư luận. Khi mà có hộ dân ngang nhiên xây dựng nhà và các công trình kiên cố trên đất nông nghiệp nhưng không bị chính quyền vào cuộc kiểm tra, xử lý. Thậm chí, chính quyền xã còn “mập mờ” hợp thức hóa đất vườn tạp vào đất số đỏ đang bị tranh chấp, khiến người dân đặt dấu hỏi về công tác quản lý trên địa bàn?

Cách trụ sở UBND xã không xa, công trình trái phép vẫn ngang nhiên được xây dựng?

Vừa qua, Thương hiệu & Công luận nhận được đơn thư phản ánh của người dân về tình trạng buông lỏng  quản lý của chính quyền địa phương khi “làm ngơ”, bao che cho công trình “mọc” trái phép trên đất thầu khoán.

Công trình bề thế, xây dựng trái phép trên đất thầu khoán nhưng không hề bị chính quyền vào cuộc kiểm tra, xử lýCông trình xây dựng trái phép trên đất thầu khoán nhưng không bị chính quyền vào cuộc kiểm tra, xử lý

Cụ thể, tại khu vực chợ Đền- xã Hoằng Thắng, hộ gia đình bà Hoàng Thị Toan đã tự ý lấn chiếm tổng diện tích đất khoảng 500m2. Sau đó, gia đình bà Toan xây tường bao quanh và xây một căn nhà kiên cố, bề thế trên đất nông nghiệp với diện tích 200m2. Công trình này đã được khởi công từ đầu năm 2019 đến nay đã hoàn thành. Điều đáng nói, từ trụ sở UBND xã Hoằng Thắng đến căn nhà của bà Toan xây dựng trái phép có khoảng cách không xa.

Sai phạm là thế, nhưng chính quyền địa phương lại không có biện pháp ngăn chặn cũng như sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý vụ việc khiến tình hình có diễn biến phức tạp hơn.

Bà Trần Thị T, một người dân địa phương cho biết: “Bà Toan là người địa phương, nhưng bà không ở quê cả chục năm nay. Không hiểu sao, vài tháng trước bà Toan về quê và cho xây một căn nhà khang trang trên đất nông nghiệp. Người dân chúng tôi đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền, nhưng tất cả đều bị "bỏ quên".

Việc xây dựng công trình khang trang diễn ra suốt thời gian dài và được “mọc” trên đất nông nghiệp, nhưng lại không gặp bất cứ trở ngại nào từ phía chính quyền xã Hoằng Thắng cũng như huyện Hoằng Hóa. Nhiều cán bộ, Đảng viên tại đây cũng cho rằng: Đã có sự bao che, dung túng và làm ngơ cho sai phạm này. Tại sao người dân chúng tôi ai cũng biết, không lẽ các cấp chính quyền địa phương lại không biết sự việc này”!

Đất tranh chấp được chính quyền hợp thức hóa “tiếp tay” cho sai phạm?

Cũng trong đơn thư, người dân còn phản ánh, chính quyền xã không chỉ buông lỏng quản lý khi để hộ dân xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp. Mà chính quyền xã cùng cán bộ địa chính đã “tiếp tay”, mập mờ để hợp thức hóa đất vườn tạp vào đất sổ đỏ của hộ gia đình.

Cụ thể, hộ gia đình ông Thiều Đức Hinh được chính quyền xã Hoằng Thắng bao che,“ưu ái” khi đất công ích của xã là đất vườn với diện tích là 100,0m2; đất ao 400,0m2. Nhưng mới đây, diện tích đất này được chính quyền UBND xã Hoằng Thắng cho hợp thức hóa, ghép vào đất có sổ đỏ thuộc thửa đất số 433, tờ bản đồ địa chính số 45 (196590-8-d), bản đồ địa chính lập năm 2015 trên tỉ lệ 1/1000 với tổng diện tích được cấp là 678,0m2. Trong đó phần đất ở là 200,0m2 và đất trồng cây lâu năm là 478m2.

Xã Hoằng Thắng đã mập mờ hợp thức hóa đất trồng cây lâu năm vào đất có sổ đỏ của hộ gia đình ông Thiều Đức Hinh. Trong khi mảnh đất này đang bị tranh chấpXã Hoằng Thắng đã mập mờ hợp thức hóa đất trồng cây lâu năm vào đất có sổ đỏ của hộ gia đình ông Thiều Đức Hinh, trong khi mảnh đất này đang bị tranh chấp.

Bà Chu Thị Lâu, cán bộ hưu trí trú tại thôn Hoàng Trì xã Hoằng Thắng, cạnh nhà ông Hinh cho biết: “Năm 1995 chủ trương đo lại đất cho toàn xã, gia đình ông Thiều Đức Hinh chỉ được cấp 166,0m2, còn lại được chuyển vào diện tích đất đấu thầu, đến nay được đưa vào diện tích vườn tạp. Sau đó ông Hinh có nhờ người đi làm hồ sơ đất, đi lấy xác nhận của các hộ liền kề liên quan, nhưng cán bộ địa chính đã tham mưu cho ông Hinh đi xin xác nhận của các hộ dân sinh sống ở nơi khác, không phải những hộ sát nhà ông Hinh. Trong khi những nhà sát cạnh như nhà tôi lại không hề hay biết để ký giấy tờ xác nhận đó”(?)

Bà Lâu bức xúc, vì trong khi đó gia đình nhà bà và nhà ông Hinh đang có tranh chấp một phần đất và bức tường rào, tại sao đất đang bị tranh chấp nhưng vẫn được chính quyền xã làm hồ sơ để cấp sổ đỏ? Vậy, việc làm của chính quyền xã cũng như cán bộ địa chính có dấu hiệu “mập mờ”, bao che cho sai phạm hay không?

“Trong khi tôi có ý kiến về sự việc trên, ông Hinh đã đuổi đánh tôi, đe dọa sẽ đạp đổ bức tường, cấm con cháu tôi qua lại, nếu qua lại sẽ bị chặt chân. Cùng với đó là ông Nguyễn Quốc Cường - cán bộ địa chính xã cũng lớn tiếng thách thức: “Con đường nhà bà không liên quan đến đất nhà ông Hinh, bức tường nhà bà thuộc đất nhà ông Hinh. Vậy, ông ấy xây như thế nào không liên quan đến nhà bà. Xã làm đúng, huyện làm đúng, tỉnh cũng làm đúng. Tôi quen biết rộng, bà kiện ai thì đi mà kiện, đi đến đâu cũng không có ai bảo vệ cho nhà bà, mà đi kiện bà còn phải tốn kém rất nhiều chi phí đấy”- bà Lâu bức xúc nói.

Cũng theo các hộ dân trên địa phương, trước đây khi địa chính cũ làm việc thì nếu các hộ dân gửi hồ sơ lên xã để làm sổ đỏ mà hồ sơ không đúng, không đủ theo quy định pháp luật thì sẽ không hoàn thiện được. Nhưng không rõ lý do vì sao mà từ khi ông Nguyễn Quốc Cường -Cán bộ Địa chính – Xây dựng được phân công công tác về xã Hoằng Thắng thì các hộ dân trước kia không làm được GCNQSDĐ, nay lại đều được cấp GCNQSDĐ?.

Chính quyền xã nói gì?

Liên quan đến sự việc trên, phóng viên có buổi làm việc với ông Hoàng Văn Hiến – Chủ tịch UBND xã Hoằng Thắng (Hoằng Hóa), vị lãnh đạo xã này đã thừa nhận việc để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương khi chưa quyết liệt trong quá trình xử lý.

“Đúng là bà Toan xây nhà trái phép, hiện tại mảnh đất này không hề có bất kỳ giấy tờ gì liên quan, diện tích đất này cũng không có tên trong hồ sơ địa chính năm 2015. Cũng từ phản ánh của người dân về vụ việc này, khi phát hiện chúng tôi đã cho đoàn của UBND xã xuống hiện trường kiểm tra, xác minh. Qua nắm bắt của người dân, trước đây gia đình bà Toan đã sinh sống tại vị trí này với căn nhà rộng khoảng vài chục mét vuông. Hiện tại bà xây nhà lấn chiếm như vậy, nếu cưỡng chế thì rất lãng phí. Vì vậy, xã đang xin quy hoach để hợp thức hóa vị trí đất ấy thành đất ở”(!?)

Riêng trường hợp hộ gia đình ông Thiều Đức Hinh, hồ sơ đất của gia đình này đã được tiếp nhận và vừa hoàn thiện thời gian vừa qua nay đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.  “Sau đây chúng tôi sẽ thành lập đoàn kiểm tra, xác minh lại thông tin liên quan đến hồ sơ giấy tờ của mảnh đất này, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý theo quy định. Còn việc người dân tố cán bộ địa chính nhận tiền để được làm sổ đỏ, việc này chúng tôi cũng phải xác minh lại và có kết quả sẽ thông tin với báo chí sau”, ông Hiến nói.

Ông Hoàng Văn Hiến - Chủ tịch UBND xã Hoằng Thắng tại buổi làm việc với PVÔng Hoàng Văn Hiến - Chủ tịch UBND xã Hoằng Thắng tại buổi làm việc với PV

Để xử lý dứt điểm vụ việc này, đề nghị UBND huyện Hoằng Hóa, xã Hoằng Thắng kiểm tra, rà soát lại tất cả các hộ gia đình có hành vi lấn chiếm đất, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái pháp luật để xử lý vi phạm theo quy định.

                                                                        Lê Nam

Tin mới

Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo
Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo

Hôm nay 20/4, giá lúa gạo thị trường trong nước điều chỉnh tăng với một số loại lúa và gạo. Gạo xuất khẩu điều chỉnh tăng sau nhiều phiên đi ngang. Nhu cầu lúa IR 504 và lúa thơm khá.

Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây
Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây

Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC – MCK: HCM) tăng trưởng ở hầu hết các mảng kinh doanh so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, doanh thu từ môi giới chứng khoán đạt 215 tỷ đồng, doanh thu từ cho vay ký quỹ đạt 339 tỷ đồng,…

Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc
Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình kiểm tra hộ kinh doanh Đinh Công Sách, địa chỉ đường Thiên Quan, phố Nam Giang, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, tiến hành thu giữ, buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác
Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, thông tin gạo thơm ST24 và ST25 được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU là không chính xác.

Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024
Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024

Trong tháng 3/2024, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh 43,9% về lượng, tăng 55,3% về kim ngạch và tăng 7,9% về giá so với tháng 2/2024, đạt 174.582 tấn, tương đương 39,98 triệu USD.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng
Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng

Trong tháng 4/2024, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra 68 vụ việc, phát hiện 35 vụ vi phạm, đã xử lý 23 vụ vi phạm với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng.