Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khách hàng “tố” Manulife Việt Nam tự ý thay đổi hợp đồng?

Sau lần nằm viện điều trị hồi cuối tháng 7/2019, khách hàng N.T.T đã quyết định dùng đến quyền lợi bảo hiểm y tế của mình theo gói bảo hiểm nhân thọ đã mua ở Manulife Việt Nam từ năm 2011. Thế nhưng lúc này, vị khách hàng mới tá hỏa khi nhân viên cho biết, quyền lợi bảo hiểm y tế đã bị cắt từ năm 2013 mà khách hàng không hề hay biết.

Khách hàng tố Manulife tự ý thay đổi hợp đồng

Theo phản ánh của khách hàng N.T.T ở Hà Nội, từ năm 2011, anh này đã mua gói bảo hiểm PHÚC LỘC ĐĂNG KHOA – CỬ NHÂN cho con của Công ty TNHH Manulife (Việt Nam), khi đó số tiền phải đóng là 20,4 triệu đồng/năm.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ anh T. ký với Manulife Việt NamHợp đồng bảo hiểm nhân thọ anh T. ký với Manulife Việt Nam

Đến năm 2013, số tiền khách hàng đóng hàng năm có giảm đi một chút, còn phải đóng là 19,8 triệu đồng. Theo anh T, anh đã đóng bảo hiểm suốt 9 năm (từ năm 2011), mỗi năm gần 20 triệu đồng, tuy nhiên, không nhận được bất cứ thông báo nào về việc Manulife thay đổi hợp đồng mức phí đóng và cắt phần bảo hiểm y tế (BHYT) của anh.

Mới đây, khách hàng N.T.T phải nằm viện, sau đó, khách hàng này đến công ty bảo hiểm Manulife làm thanh toán tiền BHYT, thì nhận được câu trả lời từ phía Manulife, phần BHYT của anh đã bị cắt từ năm 2013, nhưng phần bảo hiểm học tập cho con vẫn giữ nguyên, điều đó lý giải tại sao từ năm 2013 số tiền khách hàng phải đóng đã giảm đi 600 nghìn/năm.

Tuy nhiên, phản ánh với PV, anh T. cho biết anh không nhận được bất cứ thông báo nào về việc Manulife thay đổi hợp đồng và cắt phần BHYT của anh trên Hợp đồng.

Anh T. nhấn mạnh: “Từ năm 2011 cho đến ngày hôm nay tôi hoàn toàn chưa nhận được thông báo nào đến từ Manulife, ngoài tin nhắn nhắc đóng tiền hàng năm và tôi chưa ký bất cứ văn bản nào nói về vấn đề tạm dừng BHYT”.

Trong cuộc gặp văn phòng công ty Manulife, khách hàng đã đưa ra câu hỏi như sau: “Tôi đã ký "đồng ý thay đổi các hạng mục trên hợp đồng Bảo Hiểm" chưa? nếu có thì gửi cho tôi xem. Nếu tôi chưa đồng ý mà bên Manulife tự ý cắt BHYT của tôi (tự ý thay đổi thông tin trong hợp đồng) thì cách giải quyết sẽ như thế nào?”

Sáng thứ 5 ngày 12/9/2019, khi trao đổi tại văn phòng công ty Manulife tại địa chỉ số 29 phố Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội), bạn Mỹ Toàn (quản lý) đã khẳng định và xác nhận với tôi "Nếu thay đổi bất cứ thông tin nào trên hợp đồng thì phải thông báo bằng văn bản và phải có chữ ký của tôi". Anh NTT cho biết.

Tiếp đó, trong cuộc gặp sáng hôm thứ 7 ngày 14/9/2019, bạn Toàn lại nói rằng: "Công ty trả tiền cho đại lý để chăm sóc khách hàng nên đại lý có trách nhiệm chăm sóc và thông báo". “Thế nhưng, vấn đề là người tư vấn bán bảo hiểm cho tôi đã nghỉ việc 7 năm rồi. Vậy trách nhiệm thuộc về ai?, trong khi thực tế Hợp đồng bảo hiểm tối kí trực tiếp với người đại diện pháp luật của Manulife Việt Nam”, anh T. bức xúc.

Anh T. nói: “Công ty đổi cho đại lý, còn đại lý thì đã nghỉ việc và không còn chịu trách nhiệm nữa, thế khách hàng như tôi phải làm thế nào bây giờ? . Ai sẽ là người đứng ra bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho chúng tôi”.

“Trong khi đó phiếu thu năm 2013 và những năm tiếp theo, vẫn ghi là "Phiếu Thu Phí Bảo Hiểm Tái Tục" và không thể hiện là phần BHYT bị mất”. Anh T. cho biết.

“Cái tôi cần là thông tin để cho tôi thấy việc tôi "đã đồng ý cắt hợp đồng Bảo Hiểm" nhưng phía quản lý Manulife không cung cấp được. Vậy tôi có được xem là hãng Manhlife đã tự động cắt BHYT không?. Manulife làm như vậy là không tôn trọng và bảo đảm quyền lợi cho khách hàng như đã nói”, anh T. phản ánh với PV.

Anh T. chia sẻ: “Tôi thấy “tự ý thay đổi hợp đồng không có xác nhận của khách hàng”, đồng thời cách họ giải quyết vấn đề với khách hàng cũng cần xem xét lại. Thông tin của tôi như địa chỉ hay số điện thoại vẫn vậy, họ tìm được tôi để thu tiền, vậy sao không tìm tôi để thông báo về những thay đổi và có được ý kiến từ tôi”.

“Nếu câu trả lời không thoả đáng, tôi sẵn sàng khởi kiện Manulife. Anh T. cho biết.

Theo anh T, Manulife đã quanh co và nhân viên có thái độ không tốt với khách hàng. Đây cũng là điều làm anh T cảm thấy bức xúc nhất về cách làm việc của Manulife. 

Bên cạnh đó, theo anh T. chia sẻ, phía Công ty hẹn anh sau 10 ngày sẽ có câu trả lời.

Điều kiện để thay đổi hợp đồng là gì?

Ngày 12/9/2011, mua gói bảo hiểm PHÚC LỘC ĐĂNG KHOA – CỬ NHÂN cho con của Công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife Việt Nam (Manulife). Thời hạn thực hiện hợp đồng là 18 năm, với tổng trị giá là 268 triệu đồng.

Tổng phí bảo hiểm phải đóng 1 năm là 20,442 triệu đồng, trong đó, phí bảo hiểm PHÚC LỘC ĐĂNG KHOA – CỬ NHÂN cho con anh T. là 19.484 triệu đồng/năm và quyền lợi bảo hiểm ý tế bổ sung cho anh T. là 558 nghìn đồng/năm, quyền lợi bảo hiểm tử vong thương tật do tai nạn là 400 nghìn đồng/năm.

Như vậy, Manulife đã cắt phần quyền lợi bảo hiểm y tế bổ sung cho anh T. là 558 nghìn đồng/năm, khiến số tiền hàng năm anh T. chỉ còn phải đóng là là 19,8 triệu đồng/năm.

Theo Điều 10 ghi trên hợp đồng đã ký kết của anh T. với Manulife quy định rõ: “Trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực, bên mua bảo hiểm thể yêu cầu thay đổi hợp đồng bảo hiểm. Các yêu cầu thay đổi, bao gồm nhưng không giới hạn thay đổi người thụ hưởng, địa chỉ, định kỳ đóng phí, số tiền bảo hiểm và bổ sung hoặc hủy bỏ sản phẩm bổ sung phải được lập thành văn bản gửi cho Công ty và phải được Công ty chấp thuận. Công ty sẽ gửi xác nhận thay đổi Hợp đồng bảo hiểm cho các yêu cầu được công ty chấp thuận.

Ngoài ra, Công ty sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm và/hoặc người được bảo hiểm không thông báo bằng văn bản đến công ty. Điều 10 tại Hợp đồng của anh NTT với Manulife nêu rõ.

Ngoài ra, quyền lợi bảo hiểm y tế bổ sung cho anh T. là 558 nghìn đồng/năm, quyền lợi bảo hiểm tử vong thương tật do tai nạn là 400 nghìn đồng/năm đều được ghi nhận là phần bảo hiểm “tái tục”.

Theo Hợp đồng đã ký kết, tái tục là điều khoản có thể được tái tục bằng việc trả phí bảo hiểm ở mức phí áp dụng vào thời điểm tái tục. Công ty có quyền từ chối việc tái tục Điều khoản này vào bất kỳ ngày kỷ niệm của Điều khoản bằng việc thông báo bằng văn bản trước 30 ngày. Việc công ty chấp thuận cho nộp phí bảo hiểm được cho là sự đồng ý cho tái tục Điều khoản.

Tuy nhiên, trong phiếu thu tiền bảo hiểm từ năm 2013, vẫn thể hiện là hình thức phiếu thu phí bảo hiểm tái tục. Điều này, dễ gây cho khách hàng nhầm tưởng, rằng hợp đồng không có gì thay đổi mà không bị mất một điều khoản tái tục trong 2 điều khoản tái tục.

Ngoài ra, điều khoản tái tục là quyền lợi bảo hiểm y tế bổ sung cho anh T. là 558 nghìn đồng/năm là điều khoản rất dễ có thể xảy ra. Có lẽ vì thế, Manulife đã cắt điều khoản tái tục này của anh T.

Theo anh T. chia sẻ, được biết, rất nhiều khách hàng cũng gặp phải trường hợp như anh T. Điều anh T. bức xúc nhất chính là việc Manulife tự ý thay đổi các thông tin liên quan đến bảo hiểm mà không có thông báo đến anh hay xác nhận từ anh là đồng ý với sự thay đổi đó. Bên cạnh đó, anh T. cho rằng, việc Manulife giải thích với anh bằng bản hợp đồng mới có nghĩa là nhân viên của Công ty không coi trọng khách hàng khi không tìm hiểu bản hợp đồng anh đã kí với Manulife từ năm 2011.

Luật sư nói gì?

Về một số vấn đề trong hợp đồng bảo hiểm, Luật sư Vũ Văn Biên, đoàn Luật sư Hà Nội cho biết: “ Hợp đồng bảo hiểm đáng ra phải đăng ký với cơ quan nhà nước và cơ quan nhà nước phải quản lý được hợp đồng mẫu. Về mặt nguyên tắc là hợp đồng bảo hiểm là không đàm phán, Công ty bảo hiểm gửi cho khách hàng và khách hàng ký.

Luật sư Biên cho biết: “Đa số bây giờ cách bán bảo hiểm ở Việt Nam, là gửi hợp đồng và khách hàng phải ký. Câu chuyện bây giờ, là người mua bảo hiểm gần như không hề biết gì về quy tắc bảo hiểm, chỉ khi xảy ra việc thì mới bắt đầu tìm hiểu quy tắc. Điều này rất bất lợi cho khách hàng khi có những trường hợp sẽ từ chối bảo hiểm và có những trường hợp quy định bất lợi cho khách hàng”.

“Hợp đồng bảo hiểm quy định khá rõ trong một số trường hợp, dù có thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng nội dung thỏa thuận trái với quy tắc của Luật bảo hiểm thì sẽ áp dụng Luật chứ không áp dụng hợp đồng”, Luật sư Biên cho biết.

Từ đó những câu chuyện trên, nhà nước cần có sự quản lý chặt chẽ các Công ty bảo hiểm nhất là trong vấn đề hợp đồng, khi hiện nay tranh chấp bảo hiểm xảy ra rất nhiều” Luật sư Biên nêu ý kiến.

Phóng viên đã liên hệ với Manulife Việt Nam tại địa chỉ 29 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội nhưng được hẹn là sẽ trả lời trong vòng từ 7 đến 10 ngày.

Trụ sở Manulife Việt Nam tại 29 Nguyễn Đình Chiểu, Hà NộiTrụ sở Manulife Việt Nam tại 29 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội

Tái tục là gì?

Hiện nay, hình thức tái tục được sử dụng nhiều trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính. Trong đó, tái tục bảo hiểm có nghĩa là khi hợp đồng bảo hiểm cũ đến hạn, nếu bên mua bảo hiểm muốn tiếp tục (mua, gia hạn) ký kết hợp đồng bảo hiểm mới với bên bán bảo hiểm, thì việc đó được gọi là "tái tục bảo hiểm".

Việc tái tục bảo hiểm giúp khách hàng vẫn được bảo hiểm các rủi ro về sức khỏe mà không bị ràng buộc bởi thời gian chờ, hoặc các điều loại trừ ở quyền lợi như năm đầu tiên tham gia bảo hiểm. Như vậy, hiểu theo cách thông thường, tái tục bảo hiểm là điều khoản có lợi cho khách hàng, có thể gia hạn bảo hiểm.

 Thanh Trang

Bài liên quan

Tin mới

Sa Pa (Lào Cai) triển khai nhiều giải pháp chống quá tải phương tiện giao thông dịp nghỉ lễ
Sa Pa (Lào Cai) triển khai nhiều giải pháp chống quá tải phương tiện giao thông dịp nghỉ lễ

UBND thị xã Sa Pa (Lào Cai) vừa ban hành Kế hoạch nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, không ùn tắc kéo dài và đáp ứng nhu cầu đỗ phương tiện vận tải hành khách, đại biểu, Nhân dân, du khách tham dự các hoạt động của Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5 năm 2024.

Thanh Hóa chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời các sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Thanh Hóa chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời các sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Sáng 25/4, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN) và Phòng thủ dân sự (PTDS) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công an tỉnh Thanh Hóa nỗ lực đảm bảo an ninh cho Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024
Công an tỉnh Thanh Hóa nỗ lực đảm bảo an ninh cho Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Để bảo đảm tốt an ninh - trật tự (ANTT) cho mùa du lịch biển Sầm Sơn 2024 nói chung, khai mạc Lễ hội du lịch và khánh thành Quảng trường biển - trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn nói riêng, ngay từ đầu tháng 4/2024, Công an tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch bảo đảm ANTT.

Bộ Công thương hỗ trợ doanh nghiệp Việt lấy lại 13,4 tỷ đồng từ đối tác UAE
Bộ Công thương hỗ trợ doanh nghiệp Việt lấy lại 13,4 tỷ đồng từ đối tác UAE

Một doanh nghiệp Việt nhập khẩu 25 container hàng từ đối tác UAE, nhưng có dấu hiệu bị lừa đảo đã được Bộ Công thương và Thương vụ Việt Nam tại UAE hỗ trợ lấy lại khoản tiền 13,4 tỷ đồng.

Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Nga tịch thu 440 triệu USD, chuyện gì đang xảy ra?
Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Nga tịch thu 440 triệu USD, chuyện gì đang xảy ra?

Tòa án Nga ra phán quyết tịch thu khoảng 440 triệu USD của JPMorgan Chase - ngân hàng lớn nhất Mỹ - ở nước này. Đây là vụ kiện do Ngân hàng Ngoại thương Nga VTB đệ trình nhằm tìm cách thu hồi số tiền bị phong tỏa ở Mỹ.

Cần có nhiều hơn những tác phẩm văn học nghệ thuật ca ngợi lịch sử hào hùng của dân tộc
Cần có nhiều hơn những tác phẩm văn học nghệ thuật ca ngợi lịch sử hào hùng của dân tộc

Sáng 25/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Văn học, nghệ thuật với đề tài Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng”. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đến dự.