Khi kinh tế số, thương mại điện tử len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống
Đó là nội dung chính của tọa đàm "Phát triển thương mại điện tử - Cơ hội, động lực và thách thức".
Kinh tế số, thương mại điện tử len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống
Tại tọa đàm do Báo điện tử Chính phủ tổ chức vào ngày 14/8. Theo PGS.TS. Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông thì, thương mại điện tử là một trong những động lực lớn, quan trọng nhất để phát triển kinh tế số, cho hay, tính đến hết năm 2023, lĩnh vực thương mại điện tử đã đóng góp khoảng 15-17% trong tổng giá trị của kinh tế số quốc gia.
Hiện nay, Việt Nam có trên 14 triệu cửa hàng, 9.000 chợ, nhưng xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau giai đoạn dịch COVID-19. Từ tốc độ tăng trưởng của hoạt động thương mại điện tử, mục tiêu doanh thu thương mại điện tử chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ vào năm 2025 có thể đạt được.
Tiến sỹ Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế nhìn nhận, chưa bao giờ nền kinh tế số, tức là hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ số cộng với thương mại điện tử, lại len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, từ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng như hiện nay, tạo ra hàng triệu việc làm cả trực tiếp và gián tiếp.
Đặc biệt, việc giám sát tốt hơn đối với hoạt động thương mại điện tử, giúp đóng góp cho ngân sách từ kinh tế số ngày càng cao. Riêng năm 2023, doanh thu của thương mại điện tử là 3,5 triệu tỷ đồng, thu ngân sách từ đó là khoảng 100.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc thúc đẩy thương mại điện tử, hay kinh tế số còn nhiều điểm cần lưu ý khi việc thu hẹp khu vực thương mại truyền thống, khu vực bán lẻ có thể tạo ra những tác động không mong muốn, do đó, cần quan tâm về mặt chính sách, để không ai bị thiệt thòi, bị bỏ lại phía sau; xử lý hiệu quả các tranh chấp, bảo vệ người tiêu dùng.
Tận dụng cơ hội lớn từ thương mại điện tử xuyên biên giới
Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương Lại Việt Anh cho rằng, từ phía Nhà nước, cần có những chính sách để gắn kết chuỗi cung ứng trong thương mại điện tử với những quy hoạch phát triển vùng, hệ thống phân phối. Đây là những việc Bộ Công Thương đã làm trong giai đoạn vừa qua và sẽ tiếp tục làm trong thời gian tới.
"Mắt xích quan trọng nhất là thúc đẩy liên kết giữa các địa phương trong những vùng kinh tế trọng điểm, để xác định được những địa phương nào có những ưu thế về sản phẩm, hàng hoá, logistics, hoặc tổ chức kho hàng để có thể tối ưu hoá hiệu quả của chuỗi cung ứng", bà Lại Việt Anh cho hay.
Đáng chú ý, các khách mời đều cho rằng, Việt Nam có dư địa, tiềm năng rất lớn về thương mại điện tử xuyên biên giới. Một số ước tính về xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới cho thấy, năm 2022 đạt khoảng 3,3 tỷ USD, năm 2027 kỳ vọng đạt hơn 11 tỷ USD nếu có những cơ chế hỗ trợ từ cả nền tảng thương mại điện tử cũng như Nhà nước.
Theo bà Lại Việt Anh, định hướng kế hoạch phát triển thương mại điện tử trong 5 năm tới mà Bộ Công Thương đang tham mưu trình Chính phủ là hướng tới xuất khẩu để đưa sản phẩm "Made in Vietnam" ra thị trường quốc tế và có tính cạnh tranh, đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các nhà sản xuất có thể bán hàng ra thị trường toàn cầu.
Lãnh đạo Vụ Kinh tế số và Xã hội số đánh giá, thương mại điện tử xuyên biên giới hiện nay đang có những cơ hội phát triển rất lớn, tận dụng lợi thế ở gần với thị trường Trung Quốc.
Thời gian qua, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã xây dựng các nền tảng thương mại điện tử B2B, kết nối với các nền tảng thương mại điện tử lớn của thế giới, như Amazon, Alibaba, Timo... để các sản phẩm, hàng hóa khi lên sàn thương mại điện tử của Việt Nam cũng sẽ tương ứng xuất hiện trên các nền tảng thương mại điện tử lớn của thế giới, kết nối người mua trực tiếp với người bán cũng như nhà sản xuất.
"Tôi hoàn toàn thống nhất với kế hoạch thương mại điện tử của Chính phủ sắp tới sẽ đặt vấn đề thương mại điện tử xuyên biên giới là một cơ hội lớn để chúng ta xuất khẩu hàng hóa xuyên biên giới", PGS.TS. Trần Minh Tuấn bày tỏ.
Dữ liệu - sức sống của thương mại điện tử
Cũng tại tọa đàm, các khách mời đều cho rằng, để thương mại điện tử phát triển bền vững cần phải cân bằng tất cả các yếu tố tham gia thị trường, từ doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp quốc tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp nội địa, giữa nhà sản xuất với doanh nghiệp thương mại, giữa người bán hàng và người tiêu dùng…
Hiện nay, dữ liệu không chỉ là sức sống của kinh tế số, của thương mại điện tử, mà nó cũng sẽ là một trong những chìa khoá cho việc triển khai thực thi pháp luật về thương mại điện tử thời gian tới.
Do đó, cần những nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa trong việc kết nối dữ liệu giữa những cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể độc lập được điều chỉnh bởi pháp luật, giữa cơ quan thuế, cơ quan hải quan, Bộ TT&TT, Bộ Công Thương và những nền tảng thương mại điện tử lớn.
Tiến sỹ Võ Trí Thành nêu 3 vấn đề lớn cần xử lý trong hoàn thiện thể chế. Trước hết là khung pháp lý ứng xử với dữ liệu, bởi đây là nguồn lực mới, một nhân tố sản xuất mới và toàn bộ các hoạt động, dù là công nghệ hiện đại đến đâu thì đều dựa trên dữ liệu, nhất là dữ liệu lớn (Big data).
Thứ hai là các nền tảng kết nối, trao đổi điện tử với sự tham gia của rất nhiều bên liên quan, cùng các vấn đề về trách nhiệm, tranh chấp nếu có.
Thứ ba là tuân thủ các cam kết, thỏa thuận hợp tác và chuẩn mực quốc tế về dịch chuyển hàng hóa, dòng thông tin, dòng tài chính.
"Thương mại điện tử hay kinh tế số nói chung là sự kết hợp sao cho nhuần nhuyễn nhất giữa kinh tế thực, dòng chảy của hàng hóa dịch vụ với dòng chảy của thông tin, dòng chảy của dữ liệu và dòng chảy của tài chính", Tiến sỹ Võ Trí Thành nói.
PV/chinhphu.vn
Tin mới
Thanh Hoá phát lệnh báo động I trên sông Mã
Chiều 8/9, mực nước sông Mã đang lên nhanh, cảnh báo mực nước sông Mã tại Trạm Thuỷ văn Lý Nhân có khả năng đạt mức báo động I (+9.50m) vào khoảng 18 - 20h ngày 8/9/2024.
Công bố quyết định về công tác cán bộ Trường Đại học Hồng Đức
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức; Hội đồng trường công bố Nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2024-2029.
Xuất sang Trung Quốc, dừa Việt sẽ đem về gần 400 triệu USD mỗi năm
Tính đến nay đã có trên 10 loại trái cây, nông sản Việt Nam đã được nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc - một thị trường đầy tiềm năng với quy mô dân số lớn nhất toàn cầu. Trong đó, tính riêng trong năm 2023, dừa tươi của Việt Nam xuất khẩu sang 15 nước trên thế giới với sản lượng 30.000 tấn, dừa khô và các sản phẩm dừa khô cũng xuất khẩu được hơn 300.000 tấn.
Hàng không, đường sắt tăng cường hoạt động lại sau bão
Từ 23h45 đêm qua, cảng hàng không Quốc tế Nội Bài đã hoạt động trở lại sau gần một ngày phải ngừng tiếp nhận các chuyến bay đi và đến sân bay này. Còn với đường sắt, do ảnh hưởng của bão trong chiều qua đã xảy ra tình trạng cây gãy đổ tại một số tuyến, nhưng đã được khắc phục ngay sau đó. Trong ngày hôm nay, các tuyến tàu đã được khai thác bình thường.
Đảm bảo điều kiện thông quan thông suốt tại Hải Phòng và Quảng Ninh
Ngay trong sáng 8/9, đoàn công tác Tổng cục Hải quan do Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng đoàn đã kịp thời đi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 tại Cục Hải quan Hải Phòng, Cục Hải quan Quảng Ninh và Hải đội Kiểm soát chống buôn lậu trên biển khu vực miền Bắc, Cục Điều tra chống buôn lậu - đóng tại địa bàn Quảng Ninh.
iPhone sẽ được tích hợp thiết kế chip V9 đến từ Arm
Apple dự kiến tổ chức sự kiện mùa thu vào ngày 9/9 tới đây tại trụ sở Cupertino, California - nơi hãng gần như chắc chắn sẽ giới thiệu dòng iPhone mới, cũng như các cập nhật dành cho ứng dụng và các thiết bị khác.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam