Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khu công nghệ cao Hòa Lạc: Cải tổ để thu hút đầu tư

Thành lập năm 1998, đến nay, Khu công nghệ cao (KCNC) Hòa Lạc vẫn chưa đáp ứng được các mục tiêu đề ra. Đã đến lúc, cần phải cải tổ công tác thu hút đầu tư vào KCNC Hòa Lạc một cách triệt để, chứ không chỉ dừng ở việc đưa ra một cơ chế…

THCL Thành lập năm 1998, đến nay, Khu công nghệ cao (KCNC) Hòa Lạc vẫn chưa đáp ứng được các mục tiêu đề ra. Đã đến lúc, cần phải cải tổ công tác thu hút đầu tư vào KCNC Hòa Lạc một cách triệt để, chứ không chỉ dừng ở việc đưa ra một cơ chế…

Khu công nghệ cao Hòa Lạc: Cải tổ để thu hút đầu tư - Hình 1

Hạ tầng còn nhiều bất cập

Theo báo cáo của Ban quản lý KCNC Hòa Lạc, sau 20 năm thành lập, công tác GPMB cho toàn khu vẫn chưa xong (còn 243 ha chưa giải phóng), hệ thống hạ tầng kỹ thuật triển khai qua nhiều giai đoạn nên thiếu đồng bộ, không đáp ứng nhu cầu thu hút các nhà đầu tư.

Đơn cử, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có 3 dự án đầu tư tại KCNC Hòa Lạc, vì cấp điện thiếu ổn định nên việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, sản xuất chưa diễn ra.

Tập đoàn FPT cho rằng, hạ tầng như bệnh viện, nhà ở, giao thông, trường, trạm KCNC Hòa Lạc phải bảo đảm thì mới thu hút người lao động, đầu tư của DN. Hiện mỗi năm FPT phải chi khoảng 30 tỷ đồng để xe buýt vận chuyển người lao động đến đây làm việc, là điều bất hợp lý.

Sốt ruột với tình trạng KCNC trọng điểm nhưng “GPMB mãi không xong”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ví von: KCNC Hòa Lạc 20 tuổi vẫn còn… “bú sữa”. Sự đóng góp cho phát triển chưa như kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và giới khoa học. Số lượng dự án trong KCNC Hòa Lạc còn quá ít so với các KCNC khác và ngay cả với các KCN điện tử.

Nhìn lại lịch sử của KCNC Hòa Lạc, có thể thấy việc thu hút đầu tư vào đây chưa bao giờ sôi động. KCNC Hòa Lạc hiện có gần 70 dự án được cấp phép đầu tư, tổng số vốn đăng ký khoảng 60.000 tỷ đồng và có khoảng 10.000 người đang làm việc và học tập.

Mặc dù vậy, thời gian qua, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước và thế giới, một số dự án đã không thể triển khai như đã cam kết. Một số dự án cũng đã chậm tiến độ và Ban quản lý đang tiến hành các thủ tục để thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Đây là con số khá khiêm tốn so với một KCNC tầm cỡ quốc gia, đã được đầu tư khá nhiều tiền để phát triển hạ tầng. Đặc biệt, ở đây còn vắng bóng những dự án của các tên tuổi lớn trong làng CNC thế giới.

Giữa năm 2016, Chính phủ đã quyết định đầu tư hơn 400 triệu USD để phát triển cơ sở hạ tầng KCNC Hòa Lạc. Con số này, dường như cũng không đủ tạo thêm sức hấp dẫn nào đối với các nhà đầu tư. Phần lớn diện tích KCNC, cho đến nay vẫn là những bãi đất trống.

Ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng ban quản lý KCNC Hòa Lạc cho biết: “KCNC Hòa Lạc đã được hình thành 20 năm, thời gian trước khó khăn rơi vào việc GPMB. Hiện tại, khó khăn chính là việc tạo môi trường cho các nhà đầu tư. Căn cứ yêu cầu thực tế, chúng tôi đặt mình vào vị trí nhà đầu tư, xem khi quyết định đầu tư sẽ cần gì và từ đó xây dựng cơ chế để thu hút.

Đương nhiên, sự lựa chọn của nhà đầu tư phải là một nơi có vị trí thuận lợi, thị trường tốt, môi trường thông thoáng, có chính sách ưu đãi đặc thù... Những điều này, đã được chúng tôi đưa vào Dự thảo cơ chế, chính sách đặc thù cho KCNC Hòa Lạc. Chủ trương xây dựng KCNC Hòa Lạc là phát triển tiềm lực KH&CN cho đất nước, chứ không giống với các KCN là cho thuê đất. Mong rằng, các bộ, ngành đồng tình để việc thu hút đầu tư vào KCNC Hòa Lạc thành công”.

Đột phá thu hút đầu tư

Trong những năm qua, tại các hội nghị xúc tiến đầu tư, KCNC Hòa Lạc đều được giới thiệu với các nhà đầu tư trong và ngoài nước về dự án, các chính sách ưu đãi. Đến nay, KCNC đã được đầu tư khá nhiều về cơ sở hạ tầng, nhưng chưa tạo sự đột phá.

Theo các chuyên gia kinh tế, mô hình KCNC Hòa Lạc chưa tạo sự hấp dẫn với các nhà đầu tư vì vẫn đang hoạt động giống với mô hình một KCN. Ngoài thu hút các dự án sản xuất trong lĩnh vực CNC, KCNC chưa có được những hạng mục như phòng thí nghiệm, khu nghiên cứu để các DN khởi nghiệp trong lĩnh vực CNC đến thuê.

TS. Cao Sỹ Kiêm cho rằng: Về cơ chế đặc thù, tôi nghĩ cũng khó để có một sự đột phá về cơ chế cho KCNC Hòa Lạc. Bởi vì, mọi cơ chế không thể vượt quá các quy định trong Luật CNC và Luật Thuế thu nhập DN được. Điều cần thiết là phải thay đổi cách xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh việc tìm kiếm và tiếp xúc với nhà đầu tư; xây dựng các mô hình phù hợp với nhu cầu của các DN CNC.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: Cần xác định được chuỗi giá trị của sản phẩm CNC mà Việt Nam tham gia nằm ở đâu từ KCNC Hòa Lạc? Phải làm sao để các DN cảm thấy tự hào được đặt nhà máy, dự án ở KCNC này. Nói cách khác, chúng ta cần tạo dựng thương hiệu cho KCNC Hòa Lạc”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ Tài chính, KH&ĐT, KH&CN coi trọng, phát triển KCNC Hòa Lạc là dự án trọng điểm; cần ưu tiên nguồn vốn và thường xuyên làm việc, kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ, động viên, khuyến khích các DN, nhà khoa học tìm kiếm, có phát hiện đột phá về khoa học.

Về vốn cho GPMB, Thủ tướng giao Hà Nội cùng Ban quản lý KCNC Hòa Lạc phải giải phóng mặt bằng xong trong năm 2017. “Hà Nội cần “xắn tay” vào xây khu tái định cư, hạ tầng bên ngoài KCNC như điện, nước, đường giao thông, mở tuyến xe buýt từ trung tâm Hà Nội đến KCNC Hòa Lạc. Xây dựng KCNC Hòa Lạc thành trung tâm khởi nghiệp, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, để phục vụ phát triển lâu dài, phối hợp xúc tiến đầu tư”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đồng ý việc KCNC Hòa Lạc phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng để xúc tiến đầu tư cấp Chính phủ vào KCNC. Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển của KCNC Hòa Lạc.

Thủ tướng lưu ý công tác quản lý quy hoạch, quản lý môi trường trong KCNC Hòa Lạc trong thời đại mới, của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xanh, sạch, phát triển bền vững, trở thành thành phố đáng sống để sáng tạo KH&CN.

Trong báo cáo gửi Bộ KH&ĐT, UBND TP. Hà Nội đã nhấn mạnh, KCNC Hòa Lạc đang đối diện với những thách thức về thu hút đầu tư với các tỉnh lân cận Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh… nơi có lợi thế cạnh tranh hấp dẫn hơn về mặt bằng sản xuất sẵn có, giao thông, giá thuê nhân công và cả những tiến bộ trong cải cách thủ tục hành chính. Đã đến lúc, cần phải cải tổ công tác thu hút đầu tư vào KCNC Hòa Lạc một cách triệt để, chứ không chỉ dừng ở việc đưa ra một cơ chế.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa theo quyết định
Áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa theo quyết định

Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ đối với tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng) và tiền gửi của cá nhân.

Xúc động: Người lao động không nghỉ lễ thi công đường vành đai 4 dưới nắng nóng gay gắt
Xúc động: Người lao động không nghỉ lễ thi công đường vành đai 4 dưới nắng nóng gay gắt

Trong khi, chúng ta có những ngày nghĩ lễ bên gia đình, được nghỉ ngơi, thư giãn thì hàng trăm người lao động đang làm việc miệt mài giữa cái nắng gay gắt tại dự án vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

4 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra hơn 8.500 vụ tai nạn giao thông
4 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra hơn 8.500 vụ tai nạn giao thông

Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung bốn tháng đầu năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 8.548 vụ tai nạn giao thông. Trong đó, bình quân 1 ngày trong bốn tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 70 vụ tai nạn giao thông.

Hàng ngàn du khách lênh đênh trên vùng biển Vân Đồn - Quan Lạn
Hàng ngàn du khách lênh đênh trên vùng biển Vân Đồn - Quan Lạn

Theo phản ánh của các chủ tàu khách tuyến Vân Đồn - Quan Lạn tỉnh Quảng Ninh, hiện đang có gần 2.000 du khách phải lênh đênh trên biển vì thủy triều xuống thấp khiến tàu không thể cập được cảng.

Quý I/2024, DXG lãi trước thuế 132 tỷ đồng
Quý I/2024, DXG lãi trước thuế 132 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG), quý I/2024, doanh thu thuần đạt 1.064 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam luôn có sức hấp dẫn và đầy tiềm năng đối với nhà đầu tư nước ngoài
Việt Nam luôn có sức hấp dẫn và đầy tiềm năng đối với nhà đầu tư nước ngoài

Để duy trì sức hấp dẫn, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thiểu thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là năng lượng xanh, và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo.