Kiện toàn hoạt động thẩm định giá nhà nước đã góp phần tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Ảnh minh họa
Kiện toàn hoạt động thẩm định giá Nhà nước đã góp phần tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Ảnh minh họa.

Đã tiết kiệm cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng

Về hoạt động thẩm định giá của nhà nước, trong những năm qua, nhiều bộ ngành ở Trung ương, cũng như địa phương đã chủ động trong việc thành lập các hội đồng thẩm định giá Nhà nước để thực hiện việc thẩm định giá tài sản phục vụ cho mục đích mua, bán, chuyển nhượng… thuộc thẩm quyền của đơn vị mình.

Hoạt động thẩm định giá Nhà nước đã góp phần quan trọng giúp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định liên quan đến mua, bán tài sản; đảm bảo sử dụng các nguồn lực của Nhà nước một cách hiệu quả.

Cụ thể, tại Trung ương, kể từ khi Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá có hiệu lực, một số bộ, ngành tại Trung ương đã thành lập các hội đồng thẩm định giá Nhà nước để thực hiện việc thẩm định giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Kiện toàn hoạt động thẩm định giá nhà nước để tiết kiệm cho ngân sách
Kiện toàn hoạt động thẩm định giá Nhà nước để tiết kiệm cho ngân sách.

Việc thành lập các hội đồng thẩm định giá nhà nước để thẩm định giá các tài sản có giá trị lớn, các tài sản đặc thù, các tài sản có yếu tố bí mật Nhà nước (Hội đồng thẩm định giá nhà nước của Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an…).

Tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Một số bộ, ngành cũng đã chủ động trong việc thành lập các Hội đồng thẩm định giá nhà nước để thẩm định giá tài sản phục vụ cho mục đích mua, bán, chuyển nhượng… thuộc phạm vi của đơn vị mình, qua đó góp phần kiểm soát công tác chi tiêu ngân sách nhà nước (tiêu biểu như Bộ Quốc phòng, từ năm 2013 đến nay, thông qua hoạt động thẩm định giá đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước gần 2.200 tỷ đồng).

Tại địa phương, đã thực hiện việc phân công và tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước thuộc địa phương quản lý theo quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan.

Đồng thời, một số địa phương cũng đã ban hành quy trình trong việc thẩm định giá tài sản Nhà nước tại địa phương mình để làm cơ sở cho các hoạt động thẩm định giá Nhà nước và thực hiện nhiều cuộc thẩm định giá.

Thông qua các hội đồng thẩm định giá thường xuyên, cũng như hội đồng thẩm định giá theo vụ việc và thông báo kết quả thẩm định giá tài sản mua sắm từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, góp phần tiết kiệm chi ngân sách.

Nhìn chung, theo Bộ Tài chính, hoạt động thẩm định giá nhà nước đã góp phần quan trọng giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định liên quan đến mua, bán tài sản; đảm bảo sử dụng các nguồn lực của nhà nước một cách hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động thẩm định giá nhà nước tại một số địa phương vẫn còn một số vấn đề, như: kiến thức chuyên sâu về thẩm định giá của một số thành viên hội đồng thẩm định giá hạn chế; việc phân cấp thực hiện thẩm định giá nhà nước tại các địa phương đôi khi chưa hợp lý; chưa có hướng dẫn mức chi cụ thể đối với công tác thẩm định giá Nhà nước…

Gỡ về cơ chế để hoạt động thuận lợi hơn

Những bất cập nêu trên sẽ được đề xuất sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật Giá sửa đổi.

Theo đó, quy định về thẩm định giá Nhà nước được xây dựng trên cơ sở bổ sung các quy định để rõ hơn về phạm vi áp dụng; đồng thời, củng cố cơ chế triển khai thẩm định giá của Nhà nước theo phương thức hội đồng nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức thực hiện.

Cụ thể, về phạm vi thẩm định giá nhà nước, tại dự thảo luật quy định các trường hợp phải thẩm định giá Nhà nước nhằm kiện toàn hoạt động này cho phù hợp với tình hình thực tiễn quản lý Nhà nước về giá hiện nay, đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản công, sử dụng ngân sách Nhà nước tiết kiệm hiệu quả.

Về phương thức thực hiện, tại dự thảo luật thống nhất phương thức thực hiện hội đồng nhằm tăng cường tính pháp lý cho việc triển khai cũng như kết quả thẩm định giá Nhà nước.

Trên cơ đó, đã quy định rõ về kết quả thẩm định giá nhà nước được sử dụng là một trong những căn cứ để tổ chức, cá nhân quyết định về giá tài sản để phục vụ việc quản lý, sử dụng tài sản; các hoạt động bán, cho thuê, liên doanh, liên kết, mua, đi thuê theo quy định của pháp luật.

Kết quả thẩm định giá chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian hiệu lực theo đúng mục đích thẩm định giá gắn với đúng tài sản, số lượng tài sản tại văn bản yêu cầu thẩm định giá.

Theo TBTCVN