Theo báo cáo của Viện nghiên cứu và chính sách công bố ngày 10/1/2019, khu vực dịch vụ tăng trưởng ở mức 7,03% trong năm 2018, mức tăng tương đối tích cực tuy thấp hơn cùng kỳ năm 2017 (7,44%). Trong đó, ngành bán buôn và bán lẻ tiếp tục là ngành tăng trưởng nhanh nhất khu vực (8,51%) và đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế (0,92 điểm phần trăm). Các ngành khác như hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, dịch vụ lưu trú và ăn uống, hoạt động kinh doanh bất động sản cũng đóng góp đáng kể. Đáng chú ý, du lịch tiếp tục là điểm sáng với lượng khách quốc tế tới Việt Nam năm 2018 đã vượt qua con số 15 triệu, tăng gần 20% so với năm 2017, theo số liệu từ Tổng cục Du lịch.

Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chứng kiến sự phục hồi vững chắc với những yếu tố thuận lợi từ thời tiết và thị trường thế giới. Mức tăng trưởng 3,76% là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2012-2018. Trong đó, ngành thuỷ sản, đặc biệt là nuôi cá tra, vẫn tiếp tục là điểm sáng của khu vực này nhờ thị trường tiêu thụ tăng trưởng mạnh. Do Mỹ và Trung Quốc đều là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam, cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia này cũng làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, tính từ thời điểm cuộc chiến thương mại nổ ra vào tháng Bảy tới hết tháng 10/2018, xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào Mỹ tăng tới 15% (từ 2,38 lên 2,74 tỷ USD).

 Xuất khẩu nông sản sang Trung 12,3%. Chỉ số tiêu thụ cũng tiếp tục được Quốc lại có dấu hiệu chững lại khi giảm tới cải thiện, đạt mức tăng 12,4% (yoy) tính 13% (từ 3,12 xuống còn 2,72 tỷ USD). 

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất sau khủng hoảng - Hình 1

Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2018 có mức tăng khá 8,85%, cao hơn tương đối nhiều so với cùng kỳ các năm trước (2016: 7,57%; 2017: 8,00%). Đây cũng là khu vực đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng chúng của nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế tác với đầu tàu Samsung tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của khu vực này với mức tăng cao 12,98%. Trong khi đó, ngành khai khoáng vẫn thu hẹp ở mức tăng trưởng - 3,11%, chậm hơn so với mức thu hẹp -7,1% của năm 2017. Nguyên nhân vì giá dầu thô năm 2018 cao hơn dự kiến.

Các chỉ báo sản xuất công nghiệp cũng tiếp tục cho thấy sự khả quan trong Quý 4 và cả năm 2018 nói chung. Tính riêng Quý 4, IPI tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2017. IPI tính chung cho năm 2018 cũng tăng 10,2% (yoy). Trong đó, IPI của ngành công nghiệp chế tác tiếp tục dẫn đầu với mức tăng 12,3%. Chỉ số tiêu thụ cũng tiếp tục được cải thiện, đạt mức tăng 12,4% tính chung cho năm 2018.  Tuy nhiên chỉ số tồn kho lại tiếp tục tăng cao lên mức 14,2% vào thời điểm 31/12/2018 so với cùng kỳ năm 2017. Chỉ số tồn kho ở mức quá cao có thể tác động không tốt tới ngành đó, gây ra hiện tượng đình trệ sản xuất tạm thời.

Trúc Mai