Dự báo có nhiều yếu tố thuận lợi, Mía đường Lam Sơn là doanh nghiệp nhập khẩu đường nhiều nhất

Theo báo cáo phân tích ngành đường do Kirin Capital vừa công bố, thị trường mía đường niên vụ 2023-2024 được dự báo có nhiều yếu tố thuận lợi.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết: Ngành Mía đường Việt Nam đã kết thúc giai đoạn trồng mới cho vụ đông xuân và vào vụ ép mía 2023 – 2024. “Dự kiến sản lượng niên vụ năm 2023 – 2024 sẽ gia tăng đáng kể so với niên vụ trước đó. Cụ thể, diện tích mía thu hoạch sẽ lên mức 159,159 ha (tăng 12% so với cùng kỳ), sản lượng mía chế biến lên đến hơn 10.9 triệu tấn (tăng 13% so với cùng kỳ), và sản lượng đường các loại sẽ tiến lên mốc trên 1 triệu tấn (tăng 10% so với cùng kỳ)”, theo báo cáo của các nhà máy đường còn hoạt động.

ddddđ
Dự báo có nhiều yếu tố thuận lợi, Mía đường Lam Sơn là doanh nghiệp nhập khẩu đường nhiều nhất trong niên vụ 2023-2024.

Theo VSSA, trong 2 vụ mía trước đó là 2021/2022 và 2022/2023, cả diện tích và sản lượng mía đều đã tăng trở lại. Nguyên nhân của sự tăng trưởng sản xuất trong hai vụ liên tiếp là do giá mua mía nguyên liệu đã được ngành đường Việt Nam liên tục nâng lên, hiện nay đã lên đến mức 1,1 – 1,3 triệu đồng/tấn.

Mức giá tăng giúp đảm bảo nguồn thu nhập tốt cho bà con nông dân, từ đó diện tích trồng mía không ngừng gia tăng trong hơn 2 năm qua, kể từ khi các biện pháp phòng vệ thương mại mà Việt Nam áp dụng năm 2021 cho đến nay.

Kirin Capital đã thông tin về top 10 doanh nghiệp nhập khẩu đường nhiều nhất trong tháng 3/2024, trong đó CTCP Mía đường Lam Sơn (Lasuco, mã LSS) dẫn đầu danh sách với 24,62 nghìn tấn đường nhập về.

Đứng ở vị trí thứ hai là CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (mã chứng khoán SBT) nhập 17,28 nghìn tấn và thứ ba là CTCP Đường Biên Hòa - Ninh Hòa nhập 8,12 nghìn tấn.

Theo số liệu ước tính của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA, nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam rơi vào mức 2.389 triệu tấn, nhưng sản lượng đường sản xuất trong nước đến nay chỉ đáp ứng được 43,03% so với thực tế. Chính vì vậy, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn nhằm đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Kể từ khi áp dụng áp thuế chống bán phá giá với đường mía tới từ Thái Lan, nước xuất khẩu chính vào Việt Nam, lượng đường thô và đường tinh luyện nhập khẩu vào nước ta đã có sự sụt giảm rõ rệt so với hai năm trước đó.

Theo số liệu của AgroMonitor cung cấp, tính đến hết tháng 3/2024, lượng đường thô và đường tinh luyện nhập khẩu trong nước đạt mức 137,57 nghìn tấn, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm 2023 và giảm 43,5% so với cùng kỳ năm 2022.

 Vì sao, giá đường thế giới biến động?

Giá đường nhập khẩu vào Việt Nam có biến động tương đồng với giá đường trên thế giới khi có sự sụt giảm trong 3 tháng đầu năm 2024.

Nhận định về xu hướng giá đường thế giới, Kirin Capital cho rằng sẽ sớm có sự hồi phục. Theo đó, giá đường thô và đường trắng trên thế giới đang có dấu hiệu hạ nhiệt đáng kể trong giai đoạn vừa qua kể từ khi tạo đỉnh vào tháng 11/2023. Tính đến thời điểm hiện tại, hợp đồng tương lai giá đường tại Hoa Kỳ ghi nhận mức giá 19,19 Cent/Lbs, giảm 30,9% so với giai đoạn tạo đỉnh tại mức giá 27,77 Cent/Lbs.

Sản lượng mía đường Việt Nam qua các niên vụ.
Sản lượng mía đường Việt Nam qua các niên vụ.

Đồng thời, giá hợp đồng đường trắng kỳ hạn gần nhất trên sàn ZCE trong những tháng vừa qua cũng quay đầu giảm. Hiện tại, giá đường kỳ hạn gần nhất trên sàn ZCE được giao dịch ở mức 6451 NDT/tấn.

Giá đường trên thế giới có khả năng tăng trong một vài tháng tới do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, là giá đồng Real của Brazil tăng khiến xuất khẩu đường tại Brazil sụt giảm; Thứ hai, là các nhà sản xuất đường của Hoa Kỳ đang kêu gọi giảm nhập khẩu đường từ Mexico, gây ảnh hưởng tới nguồn cung đường trên toàn thế giới; Thứ ba là giá dầu thô tiếp tục tăng cao, hỗ trợ cho giá đường. Giá dầu thô tăng có lợi cho giá ethanol và có thể thúc đẩy các nhà máy đường toàn cầu chuyển hướng nghiền mía sang sản xuất ethanol.

Minh An (t/h)