Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành mía đường trong nước chịu sức ép lớn do lượng hàng tồn kho tăng

Ngành mía đường Việt Nam đang ở chính vụ ép 2022-2023. Tuy nhiên hầu hết lượng đường sản xuất từ mía không tiêu thụ được, sức cầu sản phẩm đường rất thấp. Nhiều nhà máy không còn chỗ chứa trong kho, phải chất đường ra ngoài.

Thông tin từ Hiệp hội mía đường Viêt Nam (VSSA) cho biết, trong tháng Hai, tất cả các nhà máy của ngành đường Việt Nam đã vào vụ ép 2022 - 2023 và một vài nhà máy đã ngừng ép vì thiếu nguyên liệu mía. Sản lượng lũy kế từ đầu vụ đã ép được 4,1 triệu tấn mía và sản xuất được 387.000 tấn đường các loại.

Trong tháng Hai so với giá đường thị trường nội địa trong khu vực bao gồm các nước sản xuất mía đường khối ATIGA, giá đường của Việt Nam đã ở mức thấp hơn hẳn so với các đồng nghiệp, đặc biệt chỉ chưa đến 50% so với giá đường tại Philippines.

Ngoài đường nhập lậu còn có đường nhập khẩu từ Indonesia, Myanmar, Lào, Australia (đường trong hạn ngạch nhập khẩu bổ sung) và các loại đường nguồn gốc nhập khẩu đã hoàn toàn làm chủ thị trường. 

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ.

Theo VSSA, tồn kho đường từ năm 2022 chuyển sang cộng với nguồn cung đường từ nhập khẩu tiếp tục đưa đường vào thị trường thông qua nhập khẩu trực tiếp chính ngạch và đường gian lận thương mại qua biên giới Tây Nam khiến cho tình trạng thừa cung sẽ tiếp diễn trong tháng Ba vì đang là thời điểm chính vụ ép mía 2022-2023.

Do đó, nếu không có biện pháp kiểm soát hữu hiệu hành vi gian lận thương mại đường nhập lậu và đường nhập khẩu lẩn tránh hàng rào phòng vệ thương mại, đường sản xuất từ mía có thể phải tiếp tục tồn kho hoặc giảm giá bán đường dưới giá thành để có tiền thanh toán tiền mía hoặc giảm giá mua mía của nông dân; dẫn đến hệ quả là hủy hoại chuỗi liên kết mía đường giữa nông dân và nhà máy.

Hiệp hội mía đường Việt Nam cho rằng lượng đường tồn kho lớn khiến giá đường tại thị trường Việt Nam trong tháng Ba sẽ tiếp tục chịu sức ép lớn từ đường nhập khẩu chính ngạch và đường gian lận nhập lậu và sẽ ở mức thấp hơn so với giá đường của các quốc gia trồng mía khối ATIGA (Indonesia, Philippine) và Trung Quốc.

Minh Đức

Bài liên quan

Tin mới

Những sim nào sẽ bị khoá trong hôm nay 1/4?
Những sim nào sẽ bị khoá trong hôm nay 1/4?

Hôm nay 1/4, các nhà mạng bắt đầu khóa liên lạc một chiều các thuê bao chưa chuẩn hoá thông tin. Vậy, khách hàng cần làm gì?

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bứa Nari vi phạm Luật Quảng cáo
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bứa Nari vi phạm Luật Quảng cáo

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa đưa ra cảnh báo, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bứa Nari quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo.

Bài 2: Siêu thị AEON Maxvalu của Tập đoàn AEON tại Hà Nội bày, bán sản phẩm thực phẩm "trắng thông tin"
Bài 2: Siêu thị AEON Maxvalu của Tập đoàn AEON tại Hà Nội bày, bán sản phẩm thực phẩm "trắng thông tin"

Không chỉ siêu thị AEON Maxvalu Lotus Khu Ngoại Giao đoàn bày và bán thực phẩm sản phẩm hết hạn sử dụng, “trắng thông tin” mà tại siêu thị AEON Maxvalu Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội cũng bày và bán sản phẩm không nguồn gốc xuất xứ, không ngày sản xuất, không hạn sử dụng. Phóng viên đã đặt lịch làm việc tìm hiểu thông tin với lãnh đạo Quản lý siêu thị AEON Maxvalu Lotus, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có hồi âm?

PC Thái Bình đẩy mạnh công tác nhận diện thương hiệu
PC Thái Bình đẩy mạnh công tác nhận diện thương hiệu

Với nhận thức “nhận diện thương hiệu” là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, Công ty Điện lực Thái Bình (PC Thái Bình) đã và đang quyết tâm đẩy mạnh xây dựng, thực hiện tốt công tác “nhận diện thương hiệu” gắn với bảo vệ uy tín của ngành Điện, hướng đến phát triển bền vững.

Phát triển văn hóa bao gồm cả thể chế và nguồn lực
Phát triển văn hóa bao gồm cả thể chế và nguồn lực

Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình rà soát, đề xuất sửa đổi hoặc thay thế các luật hiện hành trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Vì sao UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 xuống 6,0%?
Vì sao UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 xuống 6,0%?

Theo ngân hàng UOB Singapore, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong quý I/ 2023 đã giảm sâu xuống mức 3,32% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do sản xuất tăng trưởng âm với mức giảm 0,4%, lần đầu tiên kể từ quý III/2021.