Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lạng Sơn: Tích cực giải ngân vốn đầu tư công

Trên cơ sở số vốn đầu tư công Trung ương giao và dự kiến khả năng nguồn thu của ngân sách tỉnh, 7 tháng đầu năm 2020, tỉnh Lạng Sơn đã giao tổng số vốn đầu tư công là 3.260,6 tỷ đồng (tăng 316,4 tỷ đồng so với Trung ương giao). Trong đó, có nhiều dự án được tỉnh giải ngân trên 60% kế hoạch.

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đinh Tiến Dũng đánh giá cao công tác giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Lạng SơnBộ trưởng Bộ Tài chính, Đinh Tiến Dũng đánh giá cao công tác giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Lạng Sơn

“Kích cầu” phát triển KT-XH

Theo báo cáo, 7 tháng đầu năm 2020, tỉnh Lạng Sơn đã giao tổng số vốn đầu tư công là hơn 3.260 tỷ đồng (tăng hơn 316 tỷ đồng so với Trung ương giao). Vốn kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2020 là 165,2 tỷ đồng.

Tổng kế hoạch vốn năm 2020 đã giải ngân đến ngày 29/7 là 1.456,5 tỷ đồng (đạt 49,47% kế hoạch Trung ương giao, đạt 44,67% kế hoạch địa phương giao).

Trong đó, vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) giải ngân 750,7 tỷ đồng (đạt 44% kế hoạch), gồm: Vốn cân đối NSĐP theo nguyên tắc tiêu chí: giải ngân 517,4 tỷ đồng (đạt 75,93% so với kế hoạch Trung ương giao, đạt 71,89% so với kế hoạch địa phương giao).

Vốn ngân sách Trung ương (NSTW) 705,7 tỷ đồng. Trong đó, thu hồi vốn ứng trước của các dự án thuộc chương trình khác 18,7 tỷ đồng (đạt 40,2% kế hoạch).

Trong đó, vốn đầu tư theo các Chương trình mục tiêu 132,7 tỷ đồng (đạt 82,2% kế hoạch). Có 5 chương trình giải ngân vốn trên 60% kế hoạch: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các vùng 54,3 tỷ đồng (đạt 76,6% kế hoạch); Chương trình mục tiêu đầu tư khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp 36,8 tỷ đồng (đạt 90,4% kế hoạch); Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch 8 tỷ đồng (đạt 80% kế hoạch); Chương trình mục tiêu quốc phòng an ninh trên địa bàn trọng điểm 6,8 tỷ đồng (đạt 98,3% kế hoạch); Vốn chương trình mục tiêu Y tế - dân số 7,95 tỷ đồng (đạt 99,38% kế hoạch).

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Hồ Tiến Thiệu cho biết:

Để hoàn thành đúng kế hoạch Trung ương giao, Lạng Sơn đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

Tỉnh luôn xác định: Đầu tư công là “cú hích” cho tăng trưởng, kích cầu phát triển mọi mặt  nền kinh tế - xã hội của địa phương.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã bám sát các chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ động, kịp thời, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, điều hành, đề ra những giải pháp cấp bách, cụ thể đối với từng giai đoạn, diễn biến của dịch bệnh và phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.

Tỉnh kịp thời ban hành các kế hoạch triển khai, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, khơi thông những ách tắc, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, người dân nhằm thúc đầy hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch COVID-19.

Công tác giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương. Theo đó, tỉnh đã yêu cầu các sở, ban ngành thực hiện nghiêm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020; quan tâm, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư xây dựng, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án...

Cao tốc Bắc Giang - Lạng SơnCao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

Một số nhiệm vụ trọng tâm

Để hoàn thành nhiệm vụ công tác giải nhân vốn đầu tư công, trong 5 tháng cuối năm, tỉnh Lạng Sơn tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:

Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; Công văn số 622/TTg-KTTH, ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020.

Các sở, ban ngành, các huyện, thành phố, các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 13/3/2020 và Công văn số 622/TTgKTTH, ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020; quan tâm, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư xây dựng, để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án.

Đối với các chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân thấp dưới 40% thực hiện cam kết tiến độ thực hiện, giải ngân trước ngày 25/9/2020, bảo đảm tỷ lệ giải ngân đạt 60% kế hoạch vốn theo văn bản đã chỉ đạo.

Các dự án khởi công mới được giao kế hoạch vốn NSTW trong năm 2020 đến ngày 30/7/2020 chưa khởi công cần khẩn trương hoàn thiện các thủ tục phê duyệt dự án, thiết kế, đấu thầu để tổ chức khởi công trong tháng 8/2020 và đầu tháng 9/2020.

Các dự án vốn ODA cần khẩn trương phối hợp chặt chẽ các bên để hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đấu thầu, giải phóng mặt bằng và thi công xây lắp để phấn đấu tỷ lệ giải ngân đến tháng 9 đạt trên 40% kế hoạch vốn: Dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh đông bắc Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn - Tiểu dự án tỉnh Lạng Sơn (ODA) (127,8 tỷ đồng); dự án sửa chữa nâng cao an toàn đập WB 8; Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn WB; Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP. Lạng Sơn.

Các nguồn vốn đạt tỷ lệ thấp do nguyên nhân khách quan về vốn (thu phí bến bãi, thu từ nguồn sử dụng đất), các cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan, Tài nguyên và Môi trường và  các huyện, thành phố bàn các giải pháp, phấn đấu thực hiện dự toán thu NSNN năm 2020 được cấp có thẩm quyền giao ở mức cao nhất, để có nguồn bảo đảm các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển theo kế hoạch năm 2020 và kế hoạch trung hạn 2016-2020 đã phân bổ.

Các sở, ngành chuyên môn phối hợp chặt chẽ các chủ đầu tư, tạo điều kiện giải quyết thủ tục thẩm định (dự án, thiết kế bản vẽ thi công, điều chỉnh dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu...) ở mức nhanh nhất để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Về điều chỉnh vốn: Các chủ đầu tư không có khả năng giải ngân hết vốn ODA và các chủ đầu tư có nhu cầu bổ sung vốn ODA thực hiện thủ tục gửi Sở KH&ĐT tỉnh tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh đề xuất Trung ương điều chỉnh vốn ODA. 

Các dự án vốn Chương trình MTQG đã phân cấp cho cấp huyện thì chủ động điều chỉnh theo phân cấp từ dự án giải ngân, không hết sang dự án có nhu cầu (trình  tỉnh điều chỉnh dự án không thực hiện, hoặc bổ sung danh mục mới theo danh mục tỉnh đã duyệt).

Trên cơ sở tình hình thực hiện, Sở KH&ĐT tỉnh tổng hợp, đề xuất điều chỉnh, điều hòa vốn đợt 1 trong tháng 8/2020 đối với các dự án chậm thực hiện thủ tục, không có khả năng giải ngân đạt tỷ lệ 60% vốn trước quý IV/2020 để điều chuyển sang các dự án có nhu cầu giải ngân, còn thiếu vốn nhằm bảo đảm tỷ lệ giải ngân chung của tỉnh đến hết 25/9/2020 đạt 60%. 

Giao Sở KH&ĐT tỉnh là cơ quan đầu mối, cơ quan chủ quản về Chương trình MTQG làm nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra và báo cáo về tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công tỷ lệ còn đạt thấp dưới 60%.

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đinh Tiến Dũng: Trong bối cảnh khó khăn chung do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, những tháng đầu năm 2020, công tác giải ngân vốn đầu tư công, thu NSNN của tỉnh đều cao hơn tốc độ bình quân chung cả nước - đây là “điểm sáng” của Lạng Sơn.

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân
70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

Đây là thắng lợi to lớn, bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; từ tinh thần và ý chí quyết chiến quyết thắng của toàn dân tộc; biểu tượng sinh động sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Nghị định cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
Nghị định cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoặc liên quan đến các hoạt động thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong danh sách chờ nâng hạng đến bao giờ?
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong danh sách chờ nâng hạng đến bao giờ?

Tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán quốc tế FTSE Russell tiếp tục duy trì Việt Nam trong danh sách chờ xét phân hạng với khả năng tái phân hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi thứ cấp và sẽ được cập nhật về trạng thái danh sách chờ xét phân hạng trong kỳ cập nhật vào tháng 9/2024.

Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là trung tâm kinh tế biển quốc gia
Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là trung tâm kinh tế biển quốc gia

Đó là một trong những mục tiêu tại Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch tỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất
KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất

Nhật Bản tiếp tục duy trì là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA; thứ hai về lao động; thứ ba về đầu tư và thứ tư về thương mại.

Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất
Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất

Chiều ngày 28/3, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa đá trên diện rộng kèm theo gió mạnh, gây thiệt hại đến hoa màu của nông dân. Nhiều vườn mận hậu ở Mộc Châu, quả non rụng la liệt trên mặt đất, lẫn với những viên đá to.